Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn là vấn đề thường hay gặp phải, vì thế các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị cho thiên thần nhỏ bé của mình càng sớm càng tốt.

Thực tế, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của trẻ mà có những biểu hiện khác nhau. Trường hợp nhận thấy quá nặng, làm cho bé dẫn đến một tình trạng như đỏ ngầu mắt, chảy mủ. Lúc này, nên đưa đến cơ sơ y tế gần nhất.

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

Tìm hiểu chung

Mắt đổ ghèn là gì?

Bình thường, mắt tiết ra một màng dịch mỏng để bảo vệ và giữ cho mắt ẩm. Dịch này là sự kết hợp của chất nhờn và dầu. Khi chúng ta thức, mắt sẽ chớp thường xuyên để đẩy bớt dịch này đi. Vào ban đêm, hoạt động chớp mắt không xảy ra nên lớp dịch này có thể tích tụ tạo thành ghèn ở khóe mắt và dọc theo đường lông mi.

Chất dịch này thường có màu vàng, cứng và đóng vảy; hoặc trong suốt đến trắng ngà, ướt dính. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ ghèn, mà dịch tiết khá loãng, tương như như chảy nước mắt.

Mỗi khi thức dậy vào buổi sáng mà bạn thấy có một ít ghèn nằm ở phía khóe mắt thì cũng không nên quá lo lắng. Vì đây có thể chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường của mắt nhằm loại bỏ bụi bám vào mắt từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu mắt đổ ghèn nhiều, màu lạ, khiến bạn khó chịu và kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của mắt đổ ghèn

Dưới đây là những dấu hiệu mắt đổ ghèn có thể cảnh báo các vấn đề bất thường về sức khỏe mắt:

– Tiết nhiều dịch mắt hơn bình thường, đặc và dính

– Dịch tiết có màu vàng, xanh lá hoặc trắng

– Khó mở mắt vì mi dính vào nhau

– Nhìn mờ

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Mắt bị đỏ, sưng và đau

Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy, đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh. Do đó mẹ không cần phải quá lo lắng.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường.

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Theo ước tính, có đến 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này các mẹ ạ. Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ đó.

Bình thường mắt con sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.

Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm rửa mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạnh viêm kết mạc.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi hoặc viêm mí mắt, là tình trạng viêm các nang lông mi hoặc tiết dầu nhờn bất thường. Mắt đổ ghèn nhiều do bờ mi viêm khiến hai mí mắt dính vào nhau khi thức dậy. Vệ sinh mí mắt đúng cách có thể giúp hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc điều trị.

Do tay bẩn chạm lên mắt

Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ không lạ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân lấm bẩn của các bé. Tưởng chừng như thói quen này vô hại nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt.

Cơ mà mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này chúng ta chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

Loét giác mạc

Giác mạc chính là lớp màng bao phủ lòng đen của mắt. Khi giác mạc bị loét (thường do chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị) mà không can thiệp kịp thời có thể gây mù lòa. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này gồm có tiết dịch mắt dày, mắt bị đau, đỏ, mí mắt sưng. Lớp mủ ghèn của mắt đôi khi nghiêm trọng tới mức làm giác mạc mờ và gây nhìn mờ.

Bên cạnh đó, có dị vật trong mắt hoặc chấn thương mắt cũng là nguyên nhân mắt đổ ghèn cần được lưu tâm. Trong những tình huống này, mắt sẽ tiết nhiều nước hơn để tăng cường bảo vệ. Bạn cần lưu ý đặc biệt nếu mắt có mủ hoặc máu trong mắt, xảy ra sau khi gặp chấn thương mắt thì cần đi khám nhãn khoa ngay lập tức để được điều trị.

Có vật thể lạ trong mắt

Thật khó tránh khỏi những trường hợp như cát, bụi… bay vào mắt lũ trẻ trong nhà. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt bé.

Mẹ thông thái cũng lưu ý nhé: Nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh thì cần xem xét đến khả năng vật lạ đang nằm trong mắt trẻ.

Mắt khô

Mắt đổ ghèn đôi khi cũng do mắt bạn bị khô. Chảy nhiều nước mắt, gỉ mắt cũng có thể là dấu hiệu mắt bị khô khi tuyến lệ không hoạt động hiệu quả để bôi trơn mắt. Tuyến lệ sẽ chỉ sản xuất nhiều nước mắt hơn khi nhận được tín hiệu mắt bị khô. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo.

Mắt đổ ghèn có nguy hiểm không?

Mỗi sáng thức dậy, bạn thường thấy có những cục ghèn nơi khóe mắt. vì sao lại có ghèn, ghèn mắt có lợi hay có hại gì cho mắt? Đó là những vấn đề nhiều người quan tâm.

Tại sao lại có ghèn mắt

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mắt của động vật có vú luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt. Như vậy bình thường, luôn luôn có màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của bạn gồm 3 lớp: gần nhất là lớp glycocalyx, đây là một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc, hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra.

Lớp thứ hai là dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của lớp này chỉ vào khoảng 4 micromet – tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Lớp này giữ cho mắt được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm khuẩn.

Lớp ngoài cùng tạo thành chất nhờn gọi là meibum. Meibum tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì đó là một chất lỏng nhờn trong suốt. Nhưng khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C thì trở thành chất đặc như sáp, đó chính là ghèn ở khóe mắt bạn.

Khi nào đổ ghèn gây nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn xanh, thông thường hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân: Về đêm thân nhiệt giảm khiến meibum cô đặc vì nhiệt độ giảm xuống mức nhiệt tan chảy của nó, hai là giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động khiến lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ. Nghĩa là vào ban đêm thì mắt bạn được phủ nhiều meibum hơn ban ngày và khi meibum đó lạnh sẽ tạo thành ghèn ở khóe mắt.

Tuy nhiên, vì một số lý do, còn thừa một phần nước mắt dơ hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn. Các lý do đó có thể do bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc… hoặc do vệ sinh mắt kém, tác động của môi trường… Khi đổ ghèn nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài từ 2 – 3 ngày trở lên có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đổ ghèn an toàn và hiệu quả

Cách chữa mắt bị đổ ghèn

Tùy vào từng trường hợp mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn là do nguyên nhân gì sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau.

Với tình trạng này sẽ gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý:

– Dùng bông gòn nhúng vào nước ấm pha một ít muối và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng.

– Chỉ lau bên nào bị rỉ mắt.

– Ngày vệ sinh mắt 2 – 3 lần hoặc lau bất kỳ khi nào nếu thấy rỉ ghèn nhiều.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé. Tuy nhiên, cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Mắt trẻ sơ sinh bị  ghèn do đau mắt đỏ

Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, trẻ hay dụi mắt…

Để giảm hiện tượng đau mắt cho bé trong trường hợp này các mẹ cần áp dụng cách làm sạch ghèn mắt cho trẻ sơ sinh như sau:

– Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt.

– Nếu trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên tra thuốc vào mắt bị đau, không tra thuốc cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn.

– Vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và không để bé dụi mắt.

– Đưa bé đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do nhiễm trùng nặng

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng nước muối hay nước ấm hay các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.

Khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhi hoặc bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trạng mắt cho trẻ.

6 mẹo chữa trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ tại nhà

Nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cao hơn bất kỳ độ tuổi nào khác do các tế bào bạch cầu của trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát triển. Khi trẻ có các dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ có thể thực hiện ngay một số cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh sau:

1. Sữa mẹ – Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao? Bác sĩ khuyến nghị dùng sữa mẹ để chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh. Bởi sữa mẹ không chỉ có đặc tính nuôi dưỡng mà còn có khả năng chữa bệnh. Với sự xuất hiện của colostrum (sữa non), ngoài những vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng sinh giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng nó như một lớp “thuốc” thoa ngoài da theo những bước sau:

  • Thoa sữa mẹ lên cả hai mí mắt của bé từ 2–3 lần mỗi ngày
  • Có thể thoa trực tiếp hoặc đựng sữa mẹ trong ly rồi dùng ống nhỏ giọt

– Lưu ý thoa cả hai mắt cho bé để tránh tình trạng lây lan từ mắt bị nhiễm trùng sang mắt khỏe mạnh

2. Dùng mật ong nguyên chất

Mật ong được nhiều người biết đến với đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và kháng sinh. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sử dụng mật ong như liệu pháp thiên nhiên để điều trị cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.

Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy mật ong Manuka đạt kết quả tốt nhất cho việc khắc phục trình trạng nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, thực tế bất kỳ loại mật ong nguyên chất nào cũng đều hoạt động tốt. Bạn có thể tiến hành liệu trình này theo các bước như sau:

– Chuẩn bị 1/4 chén mật ong nguyên chất và hòa với lượng nước ấm vừa phải

– Sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng, đặt 1–2 giọt lên mỗi mí mắt của trẻ theo chỉ định của bác sĩ

  1. Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh bằng Colloidal Silver (keo bạc)

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn, các mẹ có thể dùng Colloidal Silver là một loại khoáng chất chiết xuất từ bạc nguyên chất, có khả năng làm dịu mắt cũng như các kích ứng xảy ra do viêm nhiễm. Đây là một giải pháp dùng để điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh đã qua thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể sử dụng biện pháp này theo liệu trình như sau:

Sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng và nhỏ 2–3 giọt colloidal silver vào mắt

Thực hiện 3–4 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng biến mất

Hãy đảm bảo bạn đã nhỏ cả hai mắt của trẻ để phòng ngừa nhiễm trùng lây lan.

4. Dung dịch nước muối sinh lý

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đau mắt đỏ đơn giản, kinh tế và phổ biến nhất là sử dụng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%). Nước muối sinh lý có khả năng làm dịu mắt cũng như làm sạch các tạp chất gây ra do nhiễm trùng nhờ tính năng khử trùng dạng nhẹ. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý ở bất kỳ tiệm thuốc nào.

5. Khoai tây tươi – Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh đơn giản

Thực tế, khoai tây có khả năng hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giảm kích ứng. Bạn cũng có thể dùng khoai tây để khắc phục tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh như sau:

– Rửa sạch khoai tây rồi cắt một lát mỏng. Đặt một lát khoai tây lên mắt bị nhiễm trùng

– Nghiền khoai tây và đắp lên mắt trẻ (tương tự đắp mặt nạ) trong 5–10 phút

– Có thể lặp lại nhiều lần. Lưu ý, khoai tây được sử dụng phải là khoai tây tươi sống

6. Trà hoa cúc

Các đặc tính làm mát tự nhiên và hương thơm dịu nhẹ của trà hoa cúc giúp chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể thực hiện liệu pháp này bằng cách ngâm hoa cúc trong nước sôi và để nguội. Sử dụng miếng bông tẩy trang tiệt trùng thấm vào dung dịch rồi đặt lên mí mắt của bé.

Bên cạnh việc thực hiện các cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh tại nhà, tốt nhất bạn vẫn nên đưa trẻ đi khám. Hiện này trên thị trường có một số loại thuốc không kê đơn (OTC) dành cho trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Nếu hiện tượng đau mắt đỏ không tự lành sau một thời gian ngắn (khoảng hai tuần) hoặc trẻ biểu hiện một số triệu chứng trở nặng như sốt, bác sĩ có thể kê toa thuốc kèm theo kháng sinh, tùy thuộc vào bản chất nhiễm trùng cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.

Với những trường hợp do virus, phương pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm, đồng thời dùng các thuốc bôi trơn bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.

Nhìn chung, đau mắt đỏ không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ vẫn cần phải được lưu tâm nhiều và áp dụng các cách chữa mắt bị đổ ghèn bằng mẹo dân gian ở trên. Từ đó, khắc phục tại nhà càng sớm càng tốt nhằm tránh trường hợp biến chứng phát sinh.

Các loại thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ sơ sinh được tin dùng

1. Thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%

Thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0.9% được sử dụng để vệ sinh mắt.

Thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt (dung tích 10 ml)

Natri clorid: 90mg

Tá dược vừa đủ

Lọ thuốc nhỏ mắt Natri clorid được chỉ định để

Được sử dụng để rửa và vệ sinh mắt cho trẻ

Ngoài ra, còn được dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi hoặc viêm mũi do dị ứng.

2. Thuốc nhỏ mắt cho trẻ em Muhi No Kodomo Megusuri

Thuốc nhỏ mắt Muhi No Kodomo Megusuri có chức năng bảo vệ đôi mắt sáng và tăng cường thị lực cho trẻ nhỏ.

Thành phần của thuốc nước nhỏ mắt

Neostigmine Methyl Sulfate: 1 mg

Pyridoxin Hydrochloride: 100 mg

Allantoin: 100 mg

Taurine: 250 mg

Tá dược vừa đủ

Công dụng của thuốc nhỏ mắt

Thuốc được dùng để giúp tăng chức năng chỗ ở của mắt và khôi phục mí mắt.

Ngoài ra, còn dùng để ngăn ngừa các bệnh về mắt. Từ đó, giúp khôi phục nhanh chóng các vết xước, tổn thương niêm mạc mắt

Không những vậy, thuốc nhỏ mắt này còn giúp phòng chống và điều trị các triệu chứng về mắt như ngứa, viêm, tắc tuyến lệ.

Bên cạnh đó, thuốc nhỏ mắt còn chứa Vitamin B6 tăng cường chuyển hóa chất trong mắt. Từ đó, giúp cho đôi mắt sáng khỏe.

Điều tiết cường độ vừa phải cho mắt, giảm áp lực và giúp thư giãn mắt, ngăn không để mắt phải điều tiết quá mức.

Lưu ý: nếu trẻ chưa quen nhỏ mắt thì cần thực hiện các bước sau

Đầu tiên rửa vùng quanh mắt thật kỹ rồi bảo trẻ nhắm mắt lại.

Sau đó, nhỏ mắt cho trẻ xong nên nhắc trẻ chớp chớp nhẹ mắt để trôi hết bụi bẩn ra bên ngoài.

Tiếp đó, thuốc đi vào mắt sau đó lau vùng quanh mắt bằng gạc sạch.

3. Lọ thuốc Natri Clorid nhỏ mắt – mũi

Là một trong giải pháp được sử dụng khi các mẹ chưa biết trẻ sơ sinh bị đau mắt nhỏ thuốc gì? Natri clorid là sản phẩm thuốc nhỏ mắt, mũi có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh

– Nơi sản xuất: Công Ty Dược Phẩm Traphaco.

– Thành phần có trong công thức thuốc Natri Clorid nhỏ mắt cho trẻ em (10 ml)

– Hoạt chất

Natri clorid: 90 mg

Tá dược

Methylparaben

Propylparaben

Nước cất

– Thuốc nhỏ mắt được chỉ định sử dụng để

– Nhỏ mắt hoặc rửa mắt cho trẻ

– Giúp chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ.

Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng.

Lưu ý thuốc đặc biệt lành tính và có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Khuyến cáo liều dùng và cách dùng

Cách dùng: nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi với liều nhỏ từ 1-3 giọt/lần x 1-3 lần/ngày.

Hoặc có thể sử dụng nhiều hơn 3 lần/ngày cho trẻ lớn.

Một số điểm cần thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

Không dùng thuốc trên trẻ dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc

Vì trong thuốc có chứa methylparaben và propylparaben nên có thể gây phản ứng dị ứng

4. Thuốc điều trị đau mắt cho trẻ sơ sinh Argyrol 1%

Argyrol 1% được dùng để phòng và trị đau mắt cho trẻ sơ sinh

Nhà sản xuất: Công Ty Dược Phẩm Danapha Pharmaceutical JSC.

hành phần có trong công thức thuốc (5 ml)

Argyrol: 50mg

Nước cất vừa đủ.

Công dụng và cách dung của thuốc nhỏ mắt

Giúp phòng cũng như điều trị đau mắt cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Nhỏ vào mỗi mắt với liều 1 giọt/ lần x 2-4 lần/ngày.

Một số điều đáng lưu ý khi nhỏ thuốc

Không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thời gian sử dụng: không nên dùng thuốc >2 tuần. Điều này là do có thể gây nhiễm bạc ở mắt.

Sau mở nắp >15 ngày, không nên tiếp tục dùng thuốc.

Phương pháp phòng ngừa trẻ bị đau mắt đỏ và đổ ghèn

Đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ  phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ đi khám định kỳ

Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ sơ sinh. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.

Hạn chế ánh sáng phòng ngủ

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì những gỉ và ghèn mắt ở bé sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Tuy nhiên bạn nên yên tâm rằng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. Hãy lưu ý một số điểm về vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.

Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9 g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.

Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt, Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Biện pháp khác

Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ. Đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt…

Thêm vào đó, các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.

Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.

Giải đáp băn khoăn các mẹ khi trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi

Có rất nhiều mẹ lo lắng khi bị bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn. Sau đây chúng tôi xin trích thắc mắc của Thu Hồng, Hoàng Mai: ” Bé nhà mình được 8 tháng, mấy hôm nay bị cảm, sốt , ho nhưng chưa lần nào giống như lần này. Mắt đổ ghèn liên tục và nhiều, mới lau khi đang tắm, bồng vào mặc áo đã thấy hai cục ghèn mới xuất nằm chình ình ngay gốc mắt. Đã thế, còn sổ mũi nữa, đặc sệt và có màu xanh. Mình đang lo không biết lần này sao kinh khủng thế. Vậy xin hỏi bé nhà mình bị sao? Cần phải khắc phục như thế nào?”

Giải đáp bé bị sốt ho sổ mũi mắt đổ ghèn phải làm sao?

Chào Thu Hồng! Rất cảm ơn bạn tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Sau đây bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ giải đáp giúp bạn bé bị ho sốt sổ mũi mắt đổ ghèn phải làm sao.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa ổn định vẫn còn non yếu nên rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Một số bệnh lý gây ho khan, ho có đờm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, viêm mũi, viêm kết mạc…

Với thông tin bạn cung cấp thì bác sĩ xin tư vấn như sau:

Về mắt của bé bị nghèn nhiều thì có thể bé bị viêm kết mạc.

Còn ho, sốt thì bạn nên cho bé đi khám để có liều thuốc kháng sinh trị ho sốt cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ là tốt nhất nhé để tránh tình trạng dẫn đến viêm phổi.

Bé bị sổ mũi đăc sệt, màu xanh cũng phải uống thuốc kháng sinh. Các biện pháp như hút mũi, nhỏ mũi không có tác dụng nhiều, chỉ giúp bé dễ thở hơn.

Như vậy trẻ bị đổ ghèn và chảy nước mũi là biểu hiện của nhiều bệnh lý kết hợp, để có cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên cho bé đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Từ đó, bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Lời kết:

Tình trạng trẻ sơ sinh bị đổ ghèn cũng là một dấu hiệu không đáng lo ngại, nếu phát hiện kịp thời và tìm ra giải pháp chữa trị sớm. Vì thế, các bậc phụ huynh lưu ý, hãy chăm sóc bé thật chu đáo. Tuyệt đối, đừng bao giờ để con mình rơi vào tình huống cực kỳ nguy hiểm như chảy mủ, mắt đỏ ngầu,… Chúc các bé luôn khỏe mạnh!!!