Bỏ túi cách xử trí nhanh gọn trẻ bị sặc sữa lên mũi

Trẻ bị sặc sữa lên mũi là tình trạng thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ, thông thường đối với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là dấu hiệu không mong muốn của bất cứ người làm cha mẹ, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở trẻ. Đặc biệt, đứa bé còn nguy hiểm hơn như: tím tái mặt mày, khó thở, thậm chí ngừng thở.

Vậy cách xử lý trong trường hợp này như thế nào? Hãy bớt chút thời gian tham khảo bài chia sẻ dưới đây.

trẻ con sặc sữa lên mũi
Cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi

Nguyên nhân dễ dẫn đến trẻ bị sặc sữa lên mũi

Trẻ bị sặc sữa lên mũi có thể bắt nguồn những yếu tố sau:

  • Cho trẻ bú bình nhưng núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau bú.
  • Lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp
  • Ép trẻ bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào, làm bé sặc sữa lên mũi.
  • Trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú bình, trẻ vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm núm vú vẫn chảy nhưng không hề nuốt. Khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi, khó thở.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú: Trẻ sơ sinh đang bú hoặc sau khi bú thường chìm vào giấc ngủ luôn. Nhiều mẹ thấy vậy thường đặt bé nằm ngủ cố định ở tư thế ngửa đầu. Điều này rất nguy hiểm vì mới ăn no nên khả năng sặc sữa lên mũi rất cao, thêm việc không thể tự xoay đầu khiến bé không thể tự thoát khỏi cơn ngạt, khó thở.
  • Không theo dõi trẻ thường xuyên sau bú (nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc mà cha mẹ vẫn không biết).
  • Trẻ 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa lên mũi.
  • Khi trẻ sặc, sữa đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng như tổn thương não (xuất huyết, chết não…), ngừng tim, viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vi trùng đường ruột được đưa lên phổi)…

Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi là gì?

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến xuất hiện hiện tượng khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân của sặc sữa thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.

dấu hiệu trẻ bị sặc sữa lên mũi
dấu hiệu trẻ bị sặc sữa lên mũi

Các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi:

  • Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi.
  • Trẻ đột nhiên khóc thét lên
  • Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nếu như mẹ biết cách chăm sóc và cho con bú thì bé sẽ không mắc phải điều này.

  • Tuyệt đối mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ. Hơn nữa, khi cho con bú mẹ cũng không nên cười đùa với bé, điều này sẽ khiến bé dễ cười dẫn tới sặc sữa.
    Khi cho trẻ bú nên ngồi ở nơi yên tĩnh, bạn cũng đừng vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm.
  • Cho bú ở tư thế đầu cao (bế, hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi). Tránh để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, phải lấy đàm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú.
  • Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Với những trẻ bú bình, hãy lựa chọn bình sữa với lỗ ở núm vú bình thường, không quá to, điều này giúp sữa chảy xuống nhẹ nhàng, dĩ nhiên tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa lên mũi.
  • Khi cho bé bú bình hãy nhớ nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm vú, bé sẽ không phải mút nhiều khiến không khí vào dễ xảy ra tình trạng sặc sữa lên mũi hoặc nôn sau khi bú.
  • Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên, phải cho bú từ từ (không đục lỗ quá to ở núm vú cao su), nếu trẻ nuốt sữa không kịp thì phải cho ngừng ngay.
    Sau khi cho bú, phải bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
    Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Không cho trẻ nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở.
    Trường hợp trẻ bị bệnh tim hoặc viêm phổi quá nặng, cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho cho con bú đúng cách. Nếu bạn vẫn đang mơ hồ chưa biết phải chăm sóc bé như thế nào khi trẻ sinh non, bệnh tim, viêm phổi nặng thì bạn nên đến gặp các bác sĩ Nhi để được tư vấn chi tiết.
  • Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, nếu trong khi cho con bú sữa mẹ làm trò cười hoặc nói chuyện với bé khiến bé cười sẽ làm cho sữa tràn vào khí quản và gây sặc sữa.

    Khi trẻ có những dấu hiệu sặc sữa, các mẹ hãy thực hiện sơ cấp cứu cơ bản cho trẻ ngay lập tức. Lúc này, chính mẹ là người trực tiếp cứu con mình chứ không phải ai khác.

    Nhanh chóng lấy sữa trong miệng trẻ ra bằng cách dùng miệng hút miệng và mũi của trẻ để sữa được ra ngoài. Hút càngnhanh càng tốt vì nếu như chậm sẽ khiến cho sữa đi sâu vào trong phế quản, trẻ tắc sữa lâu khó cứu.

    Trong trường hợp trẻ bị tắc sữa lâu, khả năng cứu sẽ rất khó vì vậy sau khi hút xong mẹ nên kích thích mạnh để trẻ có thể khóc và thở được. Sau đó mẹ nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu y khoa.

    Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa có các biểu hiện như tím tái, khó thở, mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ 5 cái vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ quay lại, nếu trẻ khóc được, cơ thể hết tím tái thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện, cơ sở gần nhất để tiếp tục theo dõi .

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi nhiều có sao không?

Các chuyên gia nhi khoa khẳng định, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn này rất hay gặp trong Nhi khoa, nếu trẻ không được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân như: người chăm sóc trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú quá no, cho trẻ bú khi đang khóc, sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp, đặc biệt trẻ sơ sinh non tháng cũng thường rất dễ bị sặc sữa.

Khi trẻ bị sặc sữa, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, do đó có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hiện tượng này phần lớn xảy ra ở những trẻ bú bình. Do đó, các bố mẹ phải chú ý đến bầu vú cao su. Lỗ thông của đầu vú cao su không nên đục quá rộng, vì lỗ thông to, sữa sẽ chảy nhanh, chảy mạnh, trẻ không nuốt kịp sẽ bị sặc.

Thực sự câu hỏi trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không đã có câu trả lời, vì thế các mẹ đừng để tình trạng đó tiếp diễn nhiều lần. Ngược lại, hãy:

Tốt nhất là nên đục 1-2 lỗ nhỏ ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú nên nghiêng chai khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không phải mút nhiều khí dễ bị nôn sau bữa ăn.

Trong khi cho con ăn, người mẹ cần chú ý theo xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không? Phải cho trẻ ăn từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ yếu, trẻ sinh non.

Ðối với những trẻ 3-4 tháng đã bắt đầu biết tiếp xúc với những người xung quanh, tai nạn sặc sữa vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân vì các bà mẹ vừa cho con ăn, vừa nói chuyện với nó. Điều này rất không nên, vì trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, còn ngửa cổ quá trẻ sẽ bị sặc sữa lên mũi.

Ngoài ra còn hay gặp ở những trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở môi, khe hở vòm…

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi

Trẻ bị sặc sữa lên mũi cực kỳ nguy hiểm, vì thế bậc làm cha mẹ nên nắm bắt rõ các bước cơ bản, bao gồm:

Bước 1: Đỡ trẻ ngồi dậy

Khi trẻ bị sặc sữa lúc đang bú nằm, mẹ cần xử lý ngay bằng cách đỡ con ngồi dậy để bé ho và sữa chảy xuống.

Nếu thấy trẻ ho nhiều là trẻ bị sặc ít và tự có phản xạ để tống sữa sặc ra ngoài, mẹ không cần làm bước tiếp theo.

Lau sạch sữa ở mũi và miệng của trẻ.

Bước 2: Hút sữa

Khi thấy trẻ không ho và nôn ra sữa được, có biểu hiện khó thở, mẹ cần ngay lập tức hút sữa từ mũi và miệng cho trẻ.

Mẹ có thể dùng miệng của mình để hút ngay trực tiếp, càng nhanh, càng tốt. Sau khi thấy trẻ khóc là trẻ đã có dấu hiệu thở bình thường.

Vệ sinh sạch các bộ phận của trẻ: mũi, miệng

Bước 3: Vỗ lưng cho trẻ

Khi bước thứ 2 không làm trẻ thở bình thường thì tiếp tục sơ cứu trẻ bằng cách đặt bé nằm úp trên cánh tay đồng thời sử dụng tay còn lại, khum lòng bàn tay vỗ đều vào lưng trẻ cho đến khi ọc hết sữa ra ngoài và hít thở được bình thường.

trẻ bị sặc sữa lên mũi
Cách xử lý trẻ bị sặc sữa lên mũi

Bước 4: Ấn ngực

Nếu sau bước 3 trẻ vẫn không có dấu hiệu thở thì mẹ cần thực hiện tiếp bằng cách.

Đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của trẻ để trẻ có thể hít thở đều.

Đồng thời, trong quá trình sơ cứu cần gọi tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp kịp thời.

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi cũng được thực hiện tuần tự như trên, bố mẹ cần sơ cứu trẻ bị sặc càng nhanh càng tốt vì trẻ sơ sinh chỉ sau 1 đến 2 phút là đã xuất hiện những biểu hiện khó thở.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc cháo lên mũi

Trường hợp không có dụng cụ cấp cứu

Bước 1: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên  để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần.

Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.

Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.

Bước 4: Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Dụng cụ cấp cứu sặc nghẹn Dechoker

Trường hợp nếu bạn bé bị sặc sữa lên mũi, khi có đầy đủ dụng cụ y tế. Bậc cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi? Hãy cố gắng nắm rõ chi tiết từng bước sau:

Bước 1: Lấy Dechoker (một dụng cụ cấp cứu sặc nghẹn) từ hộp, kéo thử một hoặc hai lần trước khi sử dụng.

Bước 2: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay úp trước ngực, nghiêng đầu, nâng cằm lên để có thể tiếp cận vào khí quản.

Bước 3: Đưa ống vào trong miệng bệnh nhân, đặt mặt nạ phủ kín miệng và mũi không quá 3 giây.

Bước 4: Đặt ngón tay cái ở phía dưới cằm và ngón trỏ ở trên một bên của mặt nạ, ngón giữa giữ bên trên.

Bước 5: Sử dụng áp lực nhẹ, bắt đầu kéo pittong lên. Lặp lại từ 4-5 lần nếu cần thiết.

Bước 6: Chú ý không bao giờ để mặt nạ che miệng và mũi quá 3 giây tại bất kỳ thời điểm nào. Đếm ngược 3, 2, 1.

Bước 7: Nâng bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để dị vật đưa ra khỏi miệng và tránh bị hút vào phổi.

Phòng chống trẻ bị sặc sữa lên mũi

Cho bé bú đúng cách chính là biện pháp chống sặc sữa lên mũi mà bạn không nên bỏ qua. Cụ thể, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

trẻ sặc sữa lên mũi
Cách phòng tránh trẻ sặc sữa lên mũi

Kiểm soát lượng sữa, chỉ cho bé bú một lượng vừa đủ

Lượng sữa quá nhiều có thể làm tràn lên mũi và gây khó thở. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần biết cách để kiểm soát lượng sữa tiết ra.

Trong trường hợp sữa tuôn ra quá nhiều thì có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú.

Lựa chọn đầu vú thật sự phù hợp với miệng của trẻ. Vì nếu đầu vú quá nhỏ thì sẽ làm trẻ phải gắng sức, không thoải mái khi bú. Còn núm vú quá to thì cũng làm cho sữa xuống quá nhiều, trẻ nuốt không kịp cũng dễ gây sặc và ói sữa.

Tuyệt đối không được để bình sữa trong tư thế nằm ngang dễ làm cho không khí vào lúc bú và dễ làm cho trẻ cảm thấy ngợp khi bú.

Lựa chọn thời điểm bú thích hợp

Thời điểm bú rất quan trọng nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách lựa chọn thời điểm bú phù hợp cho con. Bạn nên chú ý một vài điều như sau:

Tập thói quen cho bé bú đúng giờ, nên bú sau khi ngủ dậy.

Tuyệt đối không được để trẻ vừa bú vừa ngủ vì có thể ngủ quên và gây sặc sữa.

Chia thời gian hợp lý giữa những lần bú để trẻ không bị đói quá lâu. Vì khi đói trẻ thường hay bú nhanh và vồ vập rất dễ gây sặc sữa.

Cho bé bú đúng tư thế

Là một trong những phương pháp phòng tránh trẻ bị sặc sữa lên mũi, được các bậc cha mẹ không mấy quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng trên thực tế thì việc cho bú không đúng tư thế cũng dễ làm bé bị sặc sữa.

Thông thường tư thế hay được áp dụng nhất là bế bé cao đầu thoải mái. Chú ý không để gập cổ hoặc ngửa cổ làm cho việc bú trở nên khó khăn và dễ làm cho bé bị sặc sữa lên mũi.

Mẹ nên từ từ và nhẹ nhàng để không gây ra sự khó khăn trong suốt quá trình cho bé bú sữa. Tuy nhiên,cũng nên nhớ các cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, để ứng phó kịp thời nếu xảy ra.

Bé bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không là băn khoăn của rất nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ.

Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa là thức uống rất bổ dưỡng và vô cùng cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là khó tiêu, đầy bụng, mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa đã được tách đường và tách béo. Lưu ý, mỗi ngày mẹ không nên cho trẻ uống quá 2 cốc sữa.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi hay khò khè

Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, điều mẹ cần làm trong trường hợp này là rửa vòm mũi họng cho bé thật tốt bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần.

Cách thực hiện: Cho bé nằm nghiêng nhỏ nước muối vào lỗ phía trên cho đến khi thấy nước muối chảy ra ở lỗ bên dưới, và đổi bên làm tương tự cho bên kia.

Trong suốt khoảng thời gian trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè, có triệu chứng bệnh mẹ cần lặp lại cách thức này càng nhiều lần càng tốt. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho bé đi khám tại khoa nhi tai mũi họng để được thăm khám kỹ và bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thêm một số thuốc kháng dị ứng, tan đờm hoặc thuốc chống trào ngược phù hợp với bệnh của trẻ.

trẻ bị sặc sữa lên mũi
Phương pháp phòng trẻ bị sặc sữa lên mũi

Đối với trẻ hay bị ọc sữa mẹ nên chú ý đến tư thế bú của trẻ. Khi cho bé bú mẹ nên ngồi trên giường hoặc ghế vừa đủ cao để 2 chân chạm đến đất vững chắc. Không nên để bé ngửa hẳn hoặc úp hẳn vào lòng mẹ mà nên để người trẻ nghiêng hơn trẻ bình thường khoảng 30 -45 độ, cho bú vú phải trước và thôi bú ở vú bên trái và giữ nguyên ở tư thế này từ 10 -15 phút mới thay đổi tư thế khác.

Nếu trẻ bú sữa bình thì các mẹ phải giữ bình sữa nghiêng hợp lý không quá đứng làm trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú cả hơi khí vào trong bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ làm trẻ bú chậm hơn, khi bú mẹ cũng cần lưu ý nương nhẹ không ấn mạnh vào miệng làm sữa xuống nhanh hơn.

Khi ngủ, mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu gối hơi cao hơn độ rộng của vai, thay đổi bên nằm thường xuyên, không nên cứ để nằm nghiêng về mãi một bên.

Tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, trớ sữa

Hỏi: Chào bác sĩ!!1

Bé nhà em sinh được 3kg, bây giờ được 2 tháng 12 ngày, bé được 8.3kg. Bé tăng cân rất tốt, tuy nhiên bé ọc sữa rất nhiều, ngày ít nhất 1 lần, có ngày đến 5 lần. Trẻ bị sặc sữa lên mũi như vậy từ hồi sơ sinh đên tận bây giờ.

Mỗi lần ọc sữa bé đều khịt khịt mũi, khó thở lắm, em nhìn mà đau xót quá. Bé bú mẹ hoàn toàn, em cũng đem bé phơi nắng nhưng không đều đặn vì nhà em ở hiếm có năng để phơi lắm.

Hồi tròn 2 tuần , bé đi khám đinh kỳ, em cũng trình bày hiện tượng ọc sữa của bé khi ngủ. Bác sĩ khám dùng nước muối sinh lý xịt liên tục vào mũi bé, bé ọc ra nhớt rất nhiều. Bác sĩ nói co thể cổ họng bé bị nhớt nên ọc sữa. Tuy nhiên sau khi đi khám về bé vẫn tiếp tục ọc sữa, tình hình không cải thiện.

EM có hỏi bác sĩ về việc cho bé uống vitamin D, nhưng bác sĩ bảo không cần uống, đem phơi năng là được.

Bé ọc sữa lúc đang bú, bé rất hay ọe, bé dòi bú mà không cho bé bú, bé cũng ọe ọe, bé khóc mà không kịp dỗ, bé cũng ọe ọe. Đôi lúc ọe ọe, rùi phun ra sữa, lúc thì không. Em có cảm giác là bé ọc sữa thành thói quen, cứ ọe ọe để hù mẹ, bắt mẹ bế ẵm. Bé có biết làm thế không bác sĩ.

Đây là cân nặng của bé theo tháng: mới sinh 3kg (50cm), 1 tháng 5kg (57cm), 2 tháng 7.2kg (63cm), 2 tháng 12 ngày 8.3kg ( 69cm)

Trả lời:

Chào chị Thùy Trang,

Em bé của chị là một trong những tình trạng thuộc vào trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ. Nguyên nhân, một phần bị trào ngược dạ dày thực quản.

Chị nên đưa bé đến khám chuyên khoa tiêu hóa để được siêu âm bụng chẩn đoán và uống thuốc chống trào ngược.

Trước mắt, chị nên cho bé uống 400 UI (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày vì bé bú sữa mẹ hoàn toàn dễ thiếu vitamin D và phơi nắng không đảm bảo hoàn toàn được hiệu quả (vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự thường xuyên, mức độ da tiếp xúc ánh nắng, mây mù và khói bụi có thể cản trở những tia có lợi…).

Thân mến.

Trẻ sơ sinh sặc sữa lên mũi liên tục phải làm thế nào?

Hỏi: Em sinh mổ, bé cân nặng 3,5 kg. Lúc bé được 20 ngày, bé ọc sữa liên tục và bé bị khò khè. Em có đưa bé vào cấp cứu ở bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Bác sĩ chẩn đoán bé bị trào ngược dạ dày và gây ra khò khè và bị viêm phổi.

Em cho bé nhập viện để điều trị viêm phổi. Khoảng 10 ngày, Bác sĩ bảo đã điều trị khỏi bệnh viêm phổi. Về nhà, bé vẫn khò khè và ọc sữa. 1 ngày bé bị ọc sữa 1 lần. Có khi ọc sữa lên cả lỗ mũi, làm bé bị ngạt do đờm. Mỗi lần cho bé bú là em cảm thấy hồi hộp và lo lắng lắm.

Khi bé ọc sữa, đặt bé ở tư thế như thế nào để bé không ọc sữa lên mũi nữa ạ? Và nếu bé ọc sữa lên mũi, bị ngạt do đờm, cách sơ cứu thế nào?

Có cách nào điều trị hết đờm cho bé không? Bé ngủ ít và khó ngủ lắm. Một ngày bé chỉ ngủ 8-9 tiếng thôi. Khi bé ngủ, đờm lên cổ họng làm bé thức giấc. Bé ngủ khoảng 30 phút là bé thức. Buổi tối cho đến sáng, bé ngủ khoảng 3-4 tiếng có khi bé ngủ được 5-6 tiếng. em cũng cho bé bú no.

Bé bú 1 lần khoảng 90-120ml, thông thường vào buổi tối, bé bị khò khè nhiều hơn. Bé bú sữa ngoài. Bé bú sữa mẹ rất ít. Rất mong được sự tư vấn của Bác sĩ. em xin cảm ơn.

Trả lời

Chào bạn.

Bé xuất hiện ọc sữa liên tục sau khi sinh được 20 ngày, chứng tỏ không có nguyên nhân dị dạng thực quản mà chỉ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ em hay bị trớ nhất là khi bú no do tư thế của dạ dày còn đứng thẳng, chưa tạo thành góc gấp và phình hơi phía trên của dạ dày.

Cách khắc phục tình trạng chó con bị sặc sữa lên mũi (gọi vậy cho đáng iêu chút xíu nha), bạn không nên cho trẻ bú quá no, mà cho bé bú thành nhiều bữa, không nên cho con bú ở tư thế mẹ nằm; vì trẻ con có khi phàm ăn bú no đến đầy dạ dày, có khi thức ăn còn chứa tới tận thực quản nó mới thôi bú làm cho rât dễ bị trớ.

Đồng thời khi bú xong phải giữ nguyên tư thế đang bú khoảng 15 phút để cho sữa tiêu bớt mới đặt trẻ nằm hoặc thay đổi tư thế khác.

Đối với trẻ hay bị ọc sữa, cần chú ý đặc biệt đến tư thế bú: Mẹ ngồi trên giường hoặc ghế vừa đủ cao để 2 chân chạm đến đất vững chắc, không để bé ngửa hẳn hoặc úp hẳn vào lòng mẹ, người trẻ nghiêng khoảng 30 độ (nghiêng hơn trẻ bình thường), cho bú vú phải trước và thôi bú ở vú bên trái và giữ nguyên ở tư thế này từ 10 -15 phút mới thay đổi tư thế khác.

Con bạn bú sữa ngoài, bạn chú ý giữ bình sữa nghiêng hợp lý không quá đứng làm trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú cả hơi khí vào trong bụng, chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ làm trẻ bú chậm hơn, khi bú nương nhẹ không ấn mạnh vào miệng làm sữa xuống nhanh hơn.

Trẻ khò khè đờm, có thể là bệnh phổi của bé chưa khỏi hẳn bạn có thể cho bé đi khám bệnh hoặc uống thuốc làm long đờm như Mitux…, các loại siro an thần…

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Chia sẻ từ các mẹ kinh nghiệm: Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm nhớt

Chia sẻ Mẹ Milan (webtretho):

Mấy hôm nay sáng nào con em cũng bị sặc sữa lên mũi, lẫn trong đó là đòm dãi, chất gì mà nhầy nhầy như lòng trắng trứng vậy đó. Mũi của bé cứ bị nghẹt, sụt sịt tội lắm. Mà bác sĩ bảo mũi bé sẽ lâu lành vì bé thiếu canxi, nên hô hấp kém.

Em tham khảo thêm trường hợp trẻ bị sặc sữa lên mũi, thường cho bé uống ném chưng với đường, và xoa lưng cho bé. Thế nhưng, mỗi khi thấy con rơi vào tình trạng vậy, Cái khoản ọc sữa lên mũi làm em sợ lắm. Các chị ơi, có cách gì giúp em với? Mỗi ngày trước lúc đi làm là em đã cho bé.

Chia sẻ của Mẹ Tiểu My (webtretho):

Uống mấy loại thuốc rồi vì con em nhỏ người quá, bị thiếu canxi mà. Các chị ai có cách gì để con em ra đờm mà không ọc sữa không hay có cách gì nhanh chóng khắc phục không? giúp em với, chứ nhìn con vậy thật tình em buồn không chịu nổi. Con em hiện giờ 5 tháng mà chỉ được có 6.8 kg

Con chị hồi nhỏ cũng hay bị ọc sữa như vậy. Em nên chịu khó bế bé lên sau khi cho con bú, vuốt nhẹ dọc sống lưng cho tới khi bé ợ hơi rồi hãy để nằm xuống. Nên kiên trì tập cho đến khi thành môt phản xạ với bé.

Hoặc bế bé úp mặt vào ngực mẹ rồi vỗ nhè nhẹ vào lưng, không ảnh hưởng gì tới phổi của bé đâu. Chịu khó như vậy sau mỗi lần bú nhé. Và nhỏ mũi cho bé để rửa sạch mũi: đặt bé nằm nghiêng rồi nhỏ mũi bằng NaCl 0.9%, cho nước muối chảy qua mũi bên kia, rồi làm ngược lại. Điêù này sẽ giúp mũi sạch.

Chị cũng đã từng trải qua một khoảng thời gian vất vả lắm vì con chị ọc sữa gần cả một năm đầu. Nói chung, trẻ nhỏ thì thường hay gặp tình trạng như vậy. Em hãy bình tĩnh sơ cứu kịp thời cho con. Cố lên em nhé!

Phía trên là những kinh nghiệm chia sẻ hữu ích về thông tin liên quan đến trường hợp trẻ bị sặc sữa lên mũi. Mong rằng, toàn bộ kiến thức ấy sẽ là nguồn tài liệu quan trọng, đồng thời vận dụng vào giải quyết các vấn đề gặp phải trong đời sống thường ngày. Từ đó, sở hữu phương pháp cũng như tư thế cho con bú phù hợp, tránh ảnh hưởng sức khỏe cho bé. Chúc tình yêu bé nhỏ luôn khỏe mạnh!!!