Sữa hút ra để được bao lâu? Cách rã đông đúng cách

Sữa mẹ được xem là nguồn chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, khi quá nhiều sữa, các mẹ thường hay có xu hướng vắt sữa ra nhằm mục đích dự trữ.

Vậy sữa hút ra để được bao lâu đối với cả 2 trường hợp, khi ở bên ngoài và trong tủ lạnh. Nếu quý độc giả đang đi tìm kiếm đáp án cho vấn đề này, hãy bớt thời gian tập trung tham khảo thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Các loại sữa mẹ được hình thành trong quá trình nuôi con

Để có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của bé.

hút sữa ra để được bao lâu

Các dạng sữa mẹ biến đổi theo từng giai đoạn của trẻ như:

– Sữa non: Là loại sữa chỉ có trong thời gian ngắn sau sinh, sữa non đặc sánh, có màu vàng nhạt. Đây là dòng sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể trẻ khi vừa chào đời. Để bé có thể nhận được dòng sữa dinh dưỡng này.

– Sữa trưởng này: Loại sữa này được tiết ra ngay sau khi sữa non trong cơ thể mẹ hết, sữa có màu trắng, số lượng sữa này nhiều và căng đầy 2 bầu vú của mẹ. Dòng sữa này bé sẽ được bú mẹ cho tới khi bé cai ti mẹ.

– Sữa bữa đầu: Là loại sữa được tiết ra đầu tiên trong cữ bú sữa của bé, sữa có màu trắng trong, số lượng nhiều, chứa nhiều nước, đạm và khoáng chất dinh dưỡng.

– Sữa bữa cuối: Là loại sữa tiết ra cuối cùng trong cữ bú của bé, sữa có màu trắng đục. Đây cũng là dấu hiệu cho mẹ nhận biết cữ bú của trẻ đã đủ, không cần ép bé bú thêm.

Như vậy ,sữa mẹ cực kỳ tốt cho sức khỏe của bé. Vì thế, hầu hết các mẹ đều tận dụng nếu căng tức ngực sức về nhiều thường sẽ hút ra. Do đó, hay quan tâm đến vấn đề sữa hút ra để được bao lâu?

2. Sự thay đổi của sữa mẹ phù hợp với bé

2.1. Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

Cơ thể mẹ cũng rất nhạy bén thay đổi phù hợp theo thời tiết, chẳng hạn như khi trời quá nóng, sữa mẹ cho bé sẽ chứa nhiều nước để bé được bổ sung đủ nước cho cơ thể.

2.2. Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé

Năng lượng mà cơ thể giữa bé trai và bé gái là hoàn toàn khác nhau, thông thường cơ thể bé trai cần nhiều năng lượng hơn cơ thể bé gái, vì vậy nếu mẹ sinh bé trai thì năng lượng trong sữa sẽ tăng 25% so với lúc mẹ sinh bé gái. Điều này thật kỳ diệu phải không nào!

2.3. Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trong sữa mẹ

Từ ngàn đời nay, việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được áp dụng và không còn ai nghi ngờ gì nữa về điều tuyệt vời này. Một dòng sữa thơm mát tự nhiên, từ cơ thể mẹ không chỉ là cơ hội để người mẹ và bé được gần gũi. Ngược lại, còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất như:

– Nước: Tại sao trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước? Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Đơn giản bởi vì trong sữa mẹ đã cung cấp cho bé một nguồn nước ổn định. Từ đó, giúp bé điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đáp ứng đủ cho các hoạt động hàng ngày của trẻ.

– Chất béo: Trong sữa mẹ chất béo rất giàu dưỡng chất cụ thể như giàu Omega-3, DHA, AA. Đây là dưỡng chất giúp trẻ phát triển trí não toàn diện nhất. Hơn nữa, chất béo của sữa mẹ có chứa men tiêu hóa mỡ Lipase. Theo đó, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, hạn chế đầy hơi, chướng bụng.

– Protein: Protein ở sữa mẹ rất dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa. Đặc biệt giàu các yếu tố giúp bé phát triển trí não, thể chất. Protein trong sữa mẹ còn chứa một kháng thể rất tốt đó lysozyme giúp kháng khuẩn. Từ đó, chống lại các tác nhân gây bệnh ở bên ngoài.

2.4. Sữa mẹ thay đổi trong từng cữ bú của bé

Khi bắt đầu vào cữ bú của bé, sữa mẹ gồm rất nhiều nước để giúp trẻ thỏa mãn cơn đói. Sau đó, sữa mẹ sẽ tiết ra cùng nhiều chất dinh dưỡng đảm bảo năng lượng hoạt động cho bé. Hơn nữa, đến cuối cữ bú sẽ kết thúc bằng dòng sữa trắng đục.

Vì thế, nếu có hút rữa ra, các mẹ nên vận dụng đúng cách hâm sữa mẹ để ngăn mát. Từ đó, sao cho hiệu quả.

3. Tại sao nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất dành cho bé?

sữa hút ra để được bao lâu

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ còn là một nhân tố quan trọng giúp bé yêu thông minh hơn.Bởi trong sữa mẹ có chứa hầu hết các chất đề kháng và dưỡng chất. Các chất này, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé.

Việc cho con bú sữa mẹ mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng đối với cả mẹ và bé. Do đó, đã có rất nhiều bà mẹ lập ra hội nuôi con bằng sữa mẹ trên các trang mạng xã hội để hỗ trợ. Ngoài ra, còn chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con bằng nguồn dưỡng chất quý giá này.

4. 11 lợi ích cho bé khi nuôi con bằng sữa mẹ

Carbohydrate: Trong sữa mẹ có Lactose và Oligosaccharide được coi là 2 cacbohidrat quan trọng. Dưỡng chất này hỗ trợ sự phát triển trí não, đồng thời giúp hệ tiêu hóa, đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn.

Men tiêu hóa: Bao gồm các loại men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có tác dụng tăng sức khỏe đường ruột, cân bằng sinh hóa cho trẻ

Các hormone: Trong sữa mẹ chứa rất nhiều các hormone tốt cho cơ thể như: hormone tuyến giáp endorphin, erythropoietin, cortisol, leptin, estrogen, progesterone…

Vitamin và khoáng chất: Ngoài các dưỡng chất trên sữa mẹ cũng là một nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất. Điển hình: sắt, canxi, selen,…  .Đây đều là dưỡng chất dễ hấp thụ, giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, hệ tiêu hóa tốt.

Enzyme: Trong sữa mẹ có tới hơn 40 loại enzyme tốt khác nhau. Các enzyme này rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trên sữa mẹ xứng đáng là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng. Theo đó, mang tới sức đề kháng, sự phát triển tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

4.1. Sữa mẹ được sản xuất đặc biệt dành riêng cho bé

Các cơ quan y tế khuyến cáo bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Để nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, bạn hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ trong vòng ít nhất một năm.

Trong thời gian trước khi con có thể ăn các loại thực phẩm bổ sung khác. Sữa mẹ có chứa tất cả những chất dinh dưỡng bé cần cho 6 tháng đầu đời với tỷ lệ thích hợp. Thành phần của sữa mẹ thậm chí thay đổi theo nhu cầu của bé. Đặc biệt là trong tháng đầu tiên sau khi bé chào đời.

Trong những ngày đầu sau sinh, bầu vú mẹ tạo ra một chất lỏng đặc và màu vàng nhạt . Vì thế, được gọi là sữa non. Loại sữa này có nhiều đạm, ít đường và giàu các vi chất có lợi khác. Sữa non là loại sữa đầu tiên vô cùng bổ dưỡng. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh phát triển. Sau vài ngày, bầu vú mẹ bắt đầu tiết ra một lượng sữa lớn hơn vì dạ dày trẻ đã phát triển hơn.

Do đó, hãy cố gắng hút sữa tích trữ trong thời gian đầu càng tốt. Hơn nữa, nhớ phải đủ kiến thức về sữa hút ra để được bao lâu. Từ đó, tránh tình trạng có mùi sẽ không ăn được nữa.

4.2. Sữa mẹ dễ hấp thụ hơn

Sữa mẹ được tạo để phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm và đang phát triển của trẻ. Protein (hầu hết là lactalbumin) và chất béo trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn protein (chủ yếu chứa caseinogen) và chất béo trong sữa bò. Trẻ sơ sinh cũng dễ dàng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ hơn so với sữa bò bởi các chất dinh dưỡng trong sữa bò được tạo ra dành riêng cho bê chứ không phải bé. Vậy nên trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị đầy hơi và nôn mửa hơn.

4.3. Sữa mẹ rất an toàn

Một điều chắc chắn là sữa mẹ luôn duy trì một nhiệt độ ổn định, không bao giờ thiếu dưỡng chất, bị hư hỏng hoặc nhiễm độc tố (trừ trường hợp người mẹ mắc phải chứng bệnh ảnh hưởng tới sữa mẹ).

4.4. Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ bé khỏi dị ứng

Trẻ sơ sinh dùng sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò hay sữa đậu nành có xu hướng mắc phải các phản ứng dị ứng nhiều hơn trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Các nhà khoa học cho biết các yếu tố miễn dịch như kháng thể IgA tiết ra (chỉ có trong sữa mẹ) giúp ngăn ngừa tình trạng bé bị dị ứng với thức ăn bằng cách cung cấp một lớp màng bảo vệ đường ruột của bé.

Nếu không có sự bảo vệ này, các bệnh nhiễm trùng có thể phát triển và thành ruột của bé có nguy cơ bị bào mòn. Điều này cho phép các protein không tiêu hóa đi qua ruột và gây ra phản ứng dị ứng cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ sơ sinh uống sữa bột không nhận được sự trang bị từ lớp bảo vệ này nên dễ bị nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh thường gặp khác.

Tác dụng sữa mẹ

4.5. Sữa mẹ giúp làm dịu dạ dày của bé

Nhờ vào khả năng nhuận trường và dễ tiêu hóa tự nhiên nên trẻ bú sữa mẹ gần như không mắc bệnh táo bón. Tuy phân của bé khá lỏng nhưng bé sẽ ít bị tiêu chảy. Vậy sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu? Để trả lời cụ thể hơn, đừng bỏ lỡ thông tin kế tiếp bên dưới.

Trên thực tế, sữa mẹ còn làm giảm nguy cơ khó tiêu bằng cách triệt tiêu những vi sinh vật có hại và hỗ trợ những vi sinh có lợi trong cơ thể bé.

4.6. Sữa mẹ giúp bé ít bị phát ban tã

Mồ hôi từ trẻ được bú sữa mẹ ít gây ra hiện tượng phát ban tã hơn, mặc dù lợi thế này (cùng với những mùi ít gây khó chịu khác) cũng sẽ biến mất khi bé đi ngoài ra tã.

4.7. Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé

Ngay từ lúc bắt đầu được cho bú, bạn đã tăng sức đề kháng của trẻ bởi bé đã nhận được một lượng kháng thể để tăng cường khả năng miễn dịch của mình. Nhìn chung, bé sẽ ít bị cảm, nhiễm trùng tai và ít mắc các bệnh về đường hô hấp, tiết niệu và các bệnh khác hơn trẻ bú bình. Ngoài ra, nếu có mắc những bệnh này, bé sẽ nhanh khỏi hơn. Sữa mẹ cũng giúp cải thiện các phản ứng miễn dịch cho hầu hết các bệnh như uốn ván, bạch cầu và bại liệt. Ngoài ra, sữa mẹ còn có thể phần nào bảo vệ bé khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

4.8. Sữa mẹ giúp cân bằng chất béo và ngăn ngừa tình trạng béo phì

Trẻ bú sữa mẹ thường ít trở nên mũm mĩm so với những bé bú bình. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ tăng cân vừa phải và ngăn ngừa béo phì. Các nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ béo phì sẽ thấp hơn 15−30% ở trẻ bú sữa mẹ. Khoảng thời gian cho con bú cũng rất quan trọng, vì mỗi tháng nuôi con bằng sữa mẹ giúp làm giảm nguy cơ bé mắc béo phì sau này lên đến 4%. Điều này có thể là do sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau trong đường ruột. Trẻ bú sữa mẹ có số lượng lợi khuẩn trong ruột cao hơn nên có thể tác động đến cơ chế dự trữ chất béo của cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng calorie trong sữa cũng được kiểm soát hợp lý. Sữa mà mẹ tiết ra khi bé sắp ngừng bú có hàm lượng calorie cao hơn so với sữa lúc bé mới bắt đầu bú và sẽ khiến bé nhanh no hơn. Mặc dù vẫn chưa đủ dữ kiện nhưng nhiều ý kiến cho rằng ưu điểm cân bằng chất béo của sữa mẹ sẽ có tác dụng lâu dài cho tới quãng đời sau này của bé. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ nhiều sẽ ít bị thừa cân khi bước vào tuổi thiếu niên. Một lợi ích khác cho người mẹ là việc cho con bú sẽ góp phần làm giảm cholesterol và huyết áp trong giai đoạn sau này.

4.9. Sữa mẹ giúp bé phát triển trí não toàn diện

Sữa mẹ phần nào sẽ giúp tăng trí thông minh cho trẻ, ít nhất là đến khi bé được 15 tuổi hoặc có thể kéo dài tới giai đoạn bé trưởng thành. Có được điều này là nhờ lượng axit béo giúp phát triển não (DHA) trong sữa và sự tương tác giữa mẹ và bé khi bé được bú sữa mẹ.

Một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong sự phát triển của trí não giữa một đứa trẻ bú sữa mẹ so với các bé bú sữa bột thông thường. Sự khác biệt này có thể là do sự gần gũi, tiếp xúc trực tiếp trên da thịt giữa mẹ và bé cũng như sự giao tiếp bằng mắt khi mẹ cho con bú. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn và ít có khả năng phát sinh các vấn đề về hành vi và học tập sau này khi bé lớn lên.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng rõ rệt nhất được thấy ở những bé sinh non, đối tượng có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về sự phát triển. Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng việc cho con bú có những tác động tích cực đáng kể đối với sự phát triển trí tuệ lâu dài của não bộ. Bởi vì sữa bột không chứa bất kỳ kháng thể nào giúp bảo vệ trẻ nhỏ nên những đứa bé không được bú sữa mẹ dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hơn như viêm phổi, tiêu chảy hay nhiễm trùng.

4.10. Việc bú mẹ có thể giúp bé cảm thấy vui thích

Một đứa trẻ vẫn có thể bú tiếp ngay sau khi đã no dù người mẹ hầu như không còn sữa. Thế nhưng, may măn nếu còn sữa hút tích trữ quả là tuyệt vời. Một lưu ý, trước khi cho trẻ uống sữa để ngăn đá. Xem xét lại sữa hút ra để được bao lâu trong tủ rồi.

Tuy việc này không đem lại lợi ích về mặt dinh dưỡng nhưng bù lại nó rất hiệu quả nếu bé bị kích động (như quấy khóc) và cần phải làm dịu đi. Ngược lại, bé không thể tiếp tục bú một bình sữa đã cạn để dịu bớt tâm trạng được.

4.11. Bú sữa mẹ giúp bé phát triển cơ miệng

Các thiết kế khoa học dù có tốt đến đâu chăng nữa cũng không thể giúp trẻ luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng. Thế nhưng động tác mút núm vú khi bú sữa mẹ sẽ đảm bảo việc phát triển khoang miệng và xương cơ hàm để răng mọc sau này. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng ít bị sâu răng hơn so với các trẻ khác.

Sau khoảng thời gian này thì mẹ không nên cho bé sử dụng sữa đó nữa và có thể vứt bỏ vì sữa đã mất tính chất ban đầu, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé. Tất nhiên, nhiệt độ môi trường không bao giờ vượt quá 25 ºC. Nếu bạn vượt quá mức nhiệt này thì sữa sẽ mất chất dinh dưỡng nhanh hơn

Trong trường hợp nhiệt độ môi trường rất thấp (dưới 10-15 độ C) thì sữa mẹ có thể giữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn một chút, tối đa trong 24 giờ.

5. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

sữa hút ra để được bao lâu

5.1. Sữa mẹ để trong tủ lạnh ngăn mát, ngăn đá được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để ngắn mát được bao lâu? Bạn có thể giữ sữa mẹ mới vắt trong tủ lạnh trong thời gian tối đa ba ngày, miễn là ở nhiệt độ 4 ºC trở xuống. Khi cất nó trong tủ lạnh, cần lưu ý rằng bạn nên tránh để sữa ở ngăn cửa tủ, lý tưởng nhất là tìm những khu vực lạnh nhất của tủ lạnh

Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên dành một ngăn riêng để bảo quản sữa. Vì sẽ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn từ các thực phẩm khác mà bạn có trong tủ lạnh.

Đối với cách lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông, tùy thuộc vào loại tủ bạn có thì sữa có thể được bảo quản trong thời gian nhiều hơn hoặc ít hơn.

Ví dụ:

Trong tủ đông nhỏ, sữa có thể để được trong 2 tuần

Trong tủ đông có cửa riêng biệt, sữa bảo quản được tối đa 3 tháng

Trong tủ đông lớn (nhiệt độ khoảng -19 độ C) thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, tối đa 6-12 tháng

Trước khi bảo quản sữa trong tủ lạnh, thì các mẹ đừng quên ghi đầy đủ thông tin ngày tháng chiết xuất sữa trên hộp đựng. Từ đó, để đảm bảo rằng sữa mẹ em bé sẽ sử dụng sẽ giữ lại được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết mà không bị quá hạn.

5.2. Tại sao sữa mẹ nên được giữ lạnh?

Bởi vì nhiệt độ càng cao, thời gian bảo quản của sữa càng ngắn. Điều này có nghĩa là nếu bạn lấy sữa ra khỏi tủ lạnh, ở nhiệt độ cao, trong vài giờ, sữa sẽ nhanh chóng bị hỏng. Hơn nữa, bạn buộc phải bỏ sữa này đi

5.3. Cách rã đông sữa mẹ sau khi bảo quản trong tủ lạnh

Nếu lấy sữa ra từ ngăn mát thì bạn chỉ cần để sữa ở nhiệt độ phòng cho bớt lạnh hoặc có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm. Sữa sẽ từ từ chuyển về nhiệt độ bình thường

Nếu bảo quản sữa trong ngăn đá, cách rã đông hợp lý nhất là bỏ sữa xuống ngăn mát. Khi sữa trở lại dạng lỏng thì lấy ra hâm nóng ở 40 độ C.

5.4. Sữa mẹ để trong tủ lạnh bị đổi màu có sao không?

Một số trường hợp sữa sau khi được bảo quản lạnh có màu bị biến đổi so với sữa vừa mới vắt ra. Thông thường, sữa bảo quản trong tủ lạnh sẽ có màu hơi ngả xanh, vàng hoặc màu nâu, có thể bị tách lớp.

Nhiều mẹ nhận thấy rằng sữa sau khi rã đông có mùi chua. Mùi đó được cho là do sự thay đổi cấu trúc lipid do các chu kỳ đóng băng trong tủ lạnh với tủ lạnh tự động loại bỏ sương giá. Điều này không gây hại cho em bé.

5.5. Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng? Nếu sữa được bảo quản trong tủ lạnh thì bạn có thể hâm nóng lại sữa để em bé có thể tiêu hóa được tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn khuyên bạn nên làm ấm sữa một chút để nó có được nhiệt độ tương tự như sữa vừa được vắt từ vú và giúp bé dễ uống hơn.

Với các sản phẩm sữa trên thị trường như sữa tươi, sau khi mở hộp cũng chỉ để bên ngoài được khoảng 2 giờ là phải bỏ đi. Nhưng đối với sữa mẹ, nếu bé bú không hết thì có thể để ngoài được 4 giờ (ở nhiệ độ phòng 26 độ C). Ở các nước ôn đới, có thể để ngoài trong vòng 6 giờ.

Ở Việt Nam, sữa mẹ để ngoài sau 4 giờ phải bỏ đi, không được dùng cho bé. Vì lúc này một số chất có trong sữa mẹ bị chuyển hóa, các vi khuẩn xâm nhập vào sữa mẹ, bé bú có thể gây tiêu chảy:

Sữa mẹ có rất nhiều đường, đường này dễ lên men gây hư hỏng, thiu. Nhất là với thời tiết nắng, nhiệt độ khoảng 37 độ, sữa để ngoài 30 phút bắt đầu có dấu hiệu chua. Nếu bé ăn vào dễ bị tiêu chảy cấp.

6. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Nhiều mẹ chọn cách vắt sữa mẹ và giữ lại để cho bé ăn sau. Đây chính xác là lý do tại sao nhiều bà mẹ tự hỏi sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu nếu chúng ta để nó ở nhiệt độ phòng.

Việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường, thì khoảng thời gian sử dụng được sữa đảm bảo không bị mất tính chất. Thông thường, sẽ ngắn hơn so với việc bảo quản trong tủ lạnh. Có thể giữ sữa mẹ mới vắt trong hộp kín ở nhiệt độ phòng trong tối đa 6-8 giờ. Với mục đích, để giữ nó trong tình trạng tốt, mặc dù được khuyến nghị 3-4 giờ.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Nhiều mẹ chọn cách vắt sữa mẹ và giữ lại để cho bé ăn sau. Đây chính xác là lý do tại sao nhiều bà mẹ tự hỏi sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu.

Việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường thì khoảng thời gian sử dụng được sửa đảm bảo không bị mất tính chất sẽ ngắn hơn so với việc bảo quản trong tủ lạnh. Có thể giữ sữa mẹ mới vắt trong hộp kín ở nhiệt độ phòng trong tối đa 6-8 giờ để giữ nó trong tình trạng tốt, mặc dù được khuyến nghị 3-4 giờ.

6. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng tốt cho mẹ

6.1. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ trầm cảm của bà mẹ sau sinh

Nhiều bà mẹ cảm thấy thư giãn trong khi cho con bú, vì việc cho con bú giúp kích thích sự giải phóng hormone oxytocin.

Theo nhiều nghiên cứu trên người và động vật. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng oxytocin thúc đẩy việc nuôi dưỡng và thư giãn tinh thần. Oxytocin được tiết ra khi đang cho con bú cũng giúp cho tử cung của các mẹ co thắt bình thường sau khi sinh. Từ đó, làm giảm nguy cơ xuất huyết giai đoạn hậu sản.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có lượng oxytocin cao trong cơ thể (50% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và 8% bà mẹ cho con bú bằng sữa bình). Thông thường, có huyết áp ổn định sau khi được giải tỏa tâm lý căng thẳng. Hơn nữa, nếu đang trong quá trình điều trị trầm cảm, bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ. Bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn đưa ra những cách an toàn để điều trị trầm cảm trong trong khi chăm sóc bé.

6.2. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ có rất ít nguy cơ mắc các bệnh . Điển hình bênh nguy hiểm: ung thư như ung thư vú hay ung thư buồng trứng. Đối với ung thư vú, khả năng bảo vệ người mẹ không mắc loại ung thư này ít nhất là một năm.

Sở dĩ việc cho con bú sữa mẹ mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên như thế. Vì hoạt động cho bé bú có liên quan đến sự thay đổi cấu trúc mô vú. Hơn nữa, quá trình tiết sữa làm giảm lượng estrogen mà cơ thể phụ nữ sản sinh ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến quá trình sản xuất estrogen.

6.3. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể hoãn thời gian hành kinh

Tiếp tục cho con bú sữa mẹ cũng làm ngưng việc rụng trứng và hành kinh. Việc ngưng chu kỳ kinh nguyệt được xem là phương pháp ngừa thai tự nhiên. Vì thế, sẽ đảm bảo khoảng cách giữa các lần mang thai.

Một số phụ nữ thậm chí còn sử dụng cách này như một biện pháp tránh thai tự nhiên trong vài tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây có thể không phải là một phương pháp ngừa thai hiệu quả.

Bạn hãy coi sự thay đổi này là một lợi ích kèm theo. Trong khi tận hưởng thời gian quý báu bên bé yêu, bạn sẽ không phải bận tâm về “những ngày đèn đỏ” nữa.Ngoài ra, nếu có hút tích trữ nên lưu ý xem sữa hút ra để được bao lâu. Lưu ý, để đúng thời gian khuyến cáo ở trên.

6.4. Một số lợi ích khác

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp mẹ nhanh chóng giảm cân sau sinh mà còn khiến tử cung co bóp trở lại kích thước như trước khi mang thai. Đồng thời việc cho con bú còn giúp tử cung co thắt, tống xuất sản dịch ra ngoài nhanh chóng.

Cho con bú sữa mẹ, giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền. Nuôi một đứa trẻ bú sữa mẹ ít tốn kém hơn so với bé dùng sữa bột. Nếu cho con dùng sữa bột, bạn có thể tốn từ 90.000 – 200.000 đồng/ngày, tùy thuộc vào thương hiệu, loại (dạng bột hay lỏng) và lượng sữa bé tiêu thụ. Ngoài ra, vào ban đêm, cho bé bú sữa mẹ sẽ đơn giản hơn và nhanh hơn so với việc mẹ hoặc người thân phải dậy để pha sữa hoặc làm ấm một chai sữa đã pha sẵn rồi cho bé bú.

Bên cạnh đó, thật tuyệt vời khi bạn đưa bé ra ngoài chơi hay đi chích ngừa, khám sức khỏe định kỳ… mà không cần phải mang theo một túi đầy đủ các dụng cụ để cho bé bú sữa bột. Thay vào đó, mẹ chỉ cần mang theo một chiếc khăn to để che khi con bú mẹ mà thôi.

Các lợi ích từ việc cho bé bú sữa mẹ đều vô cùng to lớn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc cho con bú khiến hầu hết các bà mẹ cảm nhận được thiên chức làm mẹ của mình. Đây chính là điều ý nghĩa nhất mà việc này đem lại.

7. Hướng dẫn rã đông sữa đúng cách

Hướng dẫn dã đông sữa mẹ đúng cách
Hướng dẫn dã đông sữa mẹ đúng cách

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:

Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa trong một chậu nước, nhưng phải là nước đá lạnh.

Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng. Lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó, mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho con ăn.

Lưu ý: Khi mẹ rã đông bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, mẹ sẽ thấy một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình, đó chính là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, trước khi con ăn chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hoà tan đều trong sữa. Nhưng khi có hiện tượng kết tủa thành đám mây trắng đục thì là đã hỏng không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho đường tiêu hoá của con.

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu? Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để con ăn. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho con.

Tổng kết:

Trên đây là những thông tin về thời gian sữa hút ra để được bao lâu. Toàn bộ kiến thức được tổng hợp từ các chuyên gia bác sỹ khoa Nhi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi hi vọng, sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc thiên thần bé nhỏ. Để bé lúc nào cũng khỏe mạnh, hay ăn chóng nhớn kể từ khi sinh ra.