Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Đây là câu hỏi hiện đang được nhiều mẹ quan tâm, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn chất dinh dưỡng mà trẻ hấp thụ vào cơ thể.

Nhằm giải quyết vấn đề này, hôm nay chúng tôi xin bật mí công thức pha sữa đơn giản, chuẩn xác thông qua lời chia sẻ từ chuyên gia bác sỹ nhiều kinh nghiệm. Các mẹ chớ bỏ qua, nếu muốn con mình phát triển toàn diện cả về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ.

Tại sao cần nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn?

Hiển nhiên rồi, bé cũng như người lớn, muốn được ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì thế, mà không có bất kỳ lý do nào khiến các bậc phụ huynh chúng ta lại cho con uống sữa quá lạnh hay quá nóng, quá thời gian sử dụng cả.

Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh
Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh đối với sữa công thức

Sữa giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bé sử dụng. Nếu nước pha quá lạnh hay quá nóng đều sẽ làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong sữa. Nguy hiểm hơn, một vài thành phần sẽ bị thay đổi, gây hại cho bé.

Pha sữa đúng cách sẽ giúp con hấp thu tốt hơn, giảm tối đa các biến chứng nguy hiểm như: tiêu chảy, trẻ sơ sinh bị táo bón, nôn trớ,…

Ngoài ra, sữa được pha đúng chuẩn cũng là cách để bố mẹ và gia đình thể hiện tình yêu, sự quan tâm tới thiên thần nhỏ mới chào đời.

Có thể mẹ quan tâm: Mách mẹ: 10 loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất từ 6-24 tháng tuổi

Các dụng cụ cần thiết khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ quan trọng bao gồm:

– Dụng cụ đo nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước pha của phần lớn các dòng sữa công thức hiện nay là khoảng 40°C, cá biệt hơn nhiều hãng sữa của Nhật yêu cầu nhiệt độ nước là 70°C. Chính vì thế mà một cái nhiệt kế là cần thiết.

– Dụng cụ hâm nóng sữa: Trường hợp bố hì hục pha xong con không uống rất nhiều. Để tránh tình trạng này, gia đình hãy chuẩn bị thêm dung cụ hâm nóng sữa. Giá thành chỉ vài trăm nghìn đồng mà lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

– Dụng cụ vệ sinh bình sữa: Mẹ nên chuẩn bị thêm các loại nước rửa phù hợp. Núm ti sẽ rất khó làm sạch nếu không có dụng cụ vệ sinh chuyên dụng.

– Các thiết bị khử khuẩn bình sữa: Dụng cụ này có thể có hoặc không, tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình. Cách đơn giản nhất là dùng nước sôi 100°C.

2 loại bình sữa phổ biến

Hiện trên thị trường có hai loại bình sữa phổ biến là bình thường và bình chống sặc. Chúng tôi không nêu bình sữa vào mục dụng cụ chuẩn bị nhằm muốn nói rõ hơn về hai loại bình này.

–  sữa thường: gia đình nên chọn mua của các thương hiệu lớn vì chất lượng tốt. Bên cạnh đó, bình sữa tốt có thời gian sử dụng lâu, định lượng dung tích chuẩn. Đặc biệt, vật liệu sản xuất an toàn tuyệt đối cho bé. Bình thường, thì tất nhiên sẽ không có chức năng chống sặc, bố mẹ có thể tham khảo bình chống sặc phía dưới.

– Bình chống sặc: mức giá cao hơn (vào khoảng 550.000 VNĐ/cái cho thương hiệu bình dân). An toàn cho bé sử dụng, chống sặc và trớ hiệu quả.

Tuy vậy, qua góp ý của nhiều mẹ bỉm, chúng tôi nhận thấy: Phần đa trẻ thích bình sữa thường hơn vì cấu tạo đầu ti gần giống với ti mẹ. Để bé dùng bình chống sặc hiệu quả, bố mẹ cần cho con làm quen ngay từ đầu.

Chọn mua bình sữa phù hợp

Chỉ mua bình của thương hiệu uy tín, từ các đại lý lớn đã có tên tuổi. Tuyệt đối không mua từ những nguồn thiếu tin cậy. Bình sữa sẽ dùng cho con lâu dài, nếu mua phải hàng giả, kém chất lượng, hậu quả khôn lường về sau.

Hãy quan tâm nhiều tới đơn vị đo lường của nhà sản xuất. Nhiều mẹ mua bình xách tay Châu Âu, họ sử dụng đơn vị oz thay vì ml, khiến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, đừng vì quá cầu kỳ mà ảnh hưởng tới con mẹ nhé.

Với các loại dụng cụ pha sữa, chúng tôi cũng có những lưu ý tương tự trong cách chọn mua, mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm.

Hướng dẫn nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh nước sôi 40, 50, 70 độ C

Xác định đúng nhiệt độ của nước pha là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng sữa khi pha. Do đó, bạn có thể tham khảo các cách pha sữa cho trẻ sơ sinh mới đẻ công thức theo nhiệt độ chuẩn dưới đây:

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

2.1. Cách pha sữa công thức với nước sôi 40 độ C

Nhiều hãng sữa hiện nay yêu cầu mức nhiệt độ nước pha là khoảng 40 độ C. Để đo được mức nước chuẩn nhất, các bạn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nước hoặc sử dụng bình giữ nhiệt có mức nhiệt độ cụ thể để làm ấm nước ở mức độ cần thiết. Nước có mức nhiệt 40 độ được xem là mức nhiệt độ phù hợp trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh giúp giữ lại được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, an toàn.

2.2. Cách pha sữa công thức với nước sôi 50 độ C

Nếu các bạn muốn có 100ml nước ấm vào khoảng 50 độ C thì cũng tương đối dễ dàng. Cụ thể, các bạn có thể lấy 50ml nước vừa đun sôi xong, pha với 50ml nước đun sôi để nguội. Tỉ lệ nước 1:1 này sẽ giúp các bạn có được mức nhiệt độ nước vào khoảng 50 độ C nhanh chóng, thuận tiện nhất.

2.3. Cách pha sữa công thức với nước sôi 70 độ C

Khi pha sữa cho bé, bên cạnh việc lựa chọn mức nhiệt độ theo đúng yêu cầu để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng của sữa. Các bạn cũng đừng quên sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có trong bình sữa. Đối với việc pha nước sôi 70 độ, các bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

– Thứ nhất, lấy 1/2 nước đun sôi để nguội pha cùng 1/2 nước vừa đun sôi, các bạn sẽ có được nước ở mức nhiệt 50 độ C.

– Tiếp theo đó, bạn lấy nước ở mức nhiệt 50 độ C pha với nước vừa đun sôi ở mức nhiệt 100 độ C để ra tỷ lệ nước khoảng 70 – 75 độ C.

– Sau cùng, các bạn chỉ cần cho sữa bột vào bình sữa, đổ nước vào và lắc mạnh bình để sữa có thể hòa tan hết.

Ngoài câu hỏi “Nên pha sữa công thức với nước bao nhiêu độ?” nhiều bà mẹ vẫn còn phân vân liệu có nên pha sữa để trong bình giữ nhiệt không, khi lo sợ việc bảo quản này sẽ làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng của sữa.

Sự thật là, các bạn hoàn toàn có thể pha sữa và để trong bình giữ nhiệt, tuy nhiên, mức thời gian tối đa để sữa trong bình chỉ để từ 2 – 4 tiếng để đảm bảo mức nhiệt độ và dinh dưỡng trong sữa tốt nhất. Như vậy, các bạn đã có thể giải đáp thắc mắc có nên pha sữa để trong bình giữ nhiệt để chăm sóc con được tốt hơn.

Những điều cần lưu ý về nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh

1. Không dùng lượng sữa còn sót lại

Sau khi đã thực hiện đúng cách về nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh, rồi cho bé uống. Bạn hãy sử dụng chai mới cho mỗi lần cho bé uống sữa và chú ý vứt bỏ toàn bộ sữa còn thừa sau mỗi lần bé uống. Đừng bao giờ cho bé dùng sữa còn thừa bởi vì sữa này có thể chứa vi khuẩn (vi trùng) và có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Đừng cho thêm các loại thực phẩm khác chẳng hạn như ngũ cốc dành cho em bé vào trong sữa. Nếu bạn nghĩ rằng bé cần nhiều thức ăn hơn với so với bình thường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định trộn thực phẩm khác vào sữa.

2. Ở cạnh bên khi bé ăn

Bữa ăn là thời gian để bạn và bé được ở bên nhau và trò chuyện. Hãy để bé ở gần, ngay đối diện với bạn khi bạn cho bé uống sữa. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị và vui vẻ cho bạn và bé.

3. Hãy lấy chai ra ngay khi bé đã no

Đừng đặt bé lên giường với chai sữa và để bé tự uống một mình. Điều này rất nguy hiểm bởi bé có thể bị nghẹt thở. Ngoài ra, trẻ em lớn hơn thường xuyên được cho ăn theo cách này có nhiều khả năng bị viêm tai giữa và sâu răng.

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Cuối cùng thì phần quan trọng nhất cũng tới: Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn. Bố mẹ hãy tham khảo thật cẩn thận nhé!

cách pha sữa công thức cho trẻ

Bước một: Vệ sinh toàn bộ dụng cụ pha

Rửa thật sạch bình sữa bằng nước rửa và dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Nếu sau mỗi lần con ti, bố đã vệ sinh bình rồi thì quá tuyệt vời.

Khử khuẩn bình sữa bằng nước đun sôi hoặc thiết bị diệt khuẩn chuyên dụng. Con còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển, nên đây là bước quan trọng bố nhé!

Bước hai: Tiến hành pha sữa

Ở bước  này, bạn phải xác định xem nên pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước? Hãy nhớ làm theo đúng trình tự sau:

– Chuẩn bị nước đúng nhiệt độ: Theo kinh nghiệm, nếu nhà sản xuất yêu cầu nhiệt độ pha là 40°C, thì bố mẹ nên chuẩn bị nước ở mức 43 đến 45°C.

– Cho nước vào bình lần 1 trước khi cho sữa: Tuyệt đối không làm ngược lại vì nhiều loại sữa khó tan rất dễ bị vón cục, gây tắc đầu ti. Chỉ cho 2/3 lượng nước cần thiết.

– Lắc 15s cho nước và sữa hòa quyện: Đậy nắp bình thật chặt sau đó lắc cho sữa tan đều.

– Cho nước vào bình lần 2: Thêm 1/3 lượng nước cần thiết còn lại. Tiếp tục lắc tới khi sữa hòa tan hoàn toàn.

– Để sữa nguội từ từ tới nhiệt độ sử dụng (38 đến 40°C): Mở nắp, kiểm tra lại nhiệt độ sữa một lần nữa sau đó cho con sử dụng.

Lưu ý: Trong quá trình pha, phải luôn đảm bảo tay và các dụng cụ đã được vệ sinh khử khuẩn.

Bước ba: Cho con ti

Sau khi pha xong, bố mẹ hãy cho con sử dụng ngay. Trường hợp con không hợp tác, bố mẹ đừng ép, để bình lại vào dụng cụ hâm nóng, con đói sẽ ăn ngay mẹ nhé.

Bước bốn: Bảo quản sữa thừa

Hầu như tất cả các loại bình sữa đều có nắp đậy núm ti, nếu con ăn không hết hoặc không ăn, bố mẹ hãy cho bình vào dụng cụ hâm nóng. Giữ sữa luôn ở nhiệt độ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Khi con đói, bố mẹ có thể cho con dùng tiếp.

Thời gian bảo quản thường từ 2 tới 4 giờ sau khi pha, phụ thuộc vào từng hãng sữa mà khác nhau. Sau khi con ti hết, bố mẹ hãy vệ sinh bình ngay, để khô ráo và lặp lại các bước pha phía trên.

Bảng nhiệt độ nước và tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh đối với các loại sữa thông dụng

STT Loại sữa Tỷ lệ pha (thìa/ml) Nhiệt độ nước (°C) Nhiệt độ sử dụng (°C)
1 Meiji số 0 Infant Formula Ezcube dạng thanh 1 viên – 40ml nước 70 38 đến 40
2 Meiji số 0 dạng bột 1 thìa – 20ml nước 40 38 đến 40
3 Nan Nestle Optipro 1 1 thìa – 30ml nước 40 38 đến 40
4 Frisolac Gold 1 1 thìa – 30ml nước 40 38 đến 40
5 Similac Newborn HMO 1 1 thìa – 60ml nước 40 38 đến 40
6 Dielac Alpha GOLD IQ 1 Dielac Alpha GOLD IQ 1 50 38 đến 40
7 Enfamil A+ 1 1 thìa – 30ml 50 38 đến 40

 

4 điều không nên làm khi pha sữa cho trẻ

Sai lầm pha sữa cho trẻ sơ sinh

Khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi, đây là nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng. Hơn nữa,  để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 – 50 độ C.

Ðể cho con mình có “chiều cao và sự thông minh vượt trội”, nhiều bà mẹ làm theo kinh nghiệm truyền miệng đã pha sữa cho trẻ bằng nước rau, củ hoặc nước khoáng… Nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy.

Pha sữa bằng nước khoáng

Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống sẽ có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Thực sự, nước khoáng chỉ tốt cho một số người có nhu cầu cần bổ sung chất khoáng, còn “nước tinh khiết” chỉ tốt cho người đã có đầy đủ mọi chất khoáng.

Nếu uống sữa pha với nước khoáng, trẻ không hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong sữa. Ví dụ: trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Pha sữa bằng nước rau luộc

Nước luộc các loại rau như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường… thường có chứa hàm lượng nitrate cao. Sau khi ăn sẽ đi vào máu, kết hợp với hemoglobin của hồng cầu tạo ra methemoglobin. Từ đó, khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển ôxy và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Vì thế, nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.

Pha sữa bằng nước hoa quả

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) sẽ làm cho trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Ngoài ra, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả. Một điều cần lưu ý nữa là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống các loại nước trái cây.

Sữa quá đặc gây táo bón

Có người cho rằng sữa càng đặc thì trẻ em hấp thụ được càng nhiều dinh dưỡng. Có phụ huynh còn cho rằng sữa tươi quá loãng nên thêm sữa bột vào trong sữa tươi. Điều này rất không đúng.

Sữa quá đặc làm cho nồng độ của sữa vượt quá mức tiêu chuẩn quy định. Trong khi đó, độ đặc loãng của sữa trẻ em có tỉ lệ tương xứng với số tháng tuổi của bé. Độ đặc tăng thêm từ từ tuỳ thuộc vào tháng tuổi của bé.

Trẻ em thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đi ngoài, táo bón, biếng ăn, thậm chí “từ chối” ăn. Thời gian lâu dài, thể trọng của bé không những không tăng lên mà còn dẫn đến viêm ruột non chảy máu cấp tính.

Nguyên nhân là do cơ quan nội tạng của trẻ yếu ớt, không chịu được áp lực và “gánh nặng” quá lớn. Sữa bột pha quá đặc hoặc hoà sữa bột vào trong sữa tươi sẽ làm cho nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao. Hơn nữa, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ. Như thế không những không tiêu hoá được mà còn có thể làm tổn thương cơ quan tiêu hoá của trẻ.

Vì vậy khi cho trẻ uống sữa, bạn nên tuân thủ các thông số về nước và sữa ghi trên vỏ lon sữa.

Nhiều đường sẽ có hại

Thông thường 100ml sữa thêm 5-8g đường, nếu cho đường quá nhiều thì sẽ có hại cho con bạn chứ không phải có lợi.

Quá nhiều đường được hấp thụ vào trong cơ thể trẻ sẽ làm cho nước ứ đọng trong cơ thể, làm cho cơ bắp và tế bào dưới da trở nên “lỏng lẻo, mất lực”. Những đứa trẻ như thế này nhìn rất béo, nhưng sức đề kháng trong cơ thể lại rất kém. Y học gọi nó là thể hình “bùn nhão”.

Quá nhiều đường “dự trữ” trong cơ thể sẽ là nhân tố nguy hiểm gây ra các bệnh như: xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng…

Tốt nhất là cho đường sucroza (đường mía) vào trong sữa. Đường mía sau khi vào đường tiêu hoá bị dịch tiêu hoá phân giải, trở thành đường gluco được hấp thụ vào trong cơ thể.

Các bậc phụ huynh cũng lưu ý thực hiện đúng liều lượng pha sữa cho trẻ sơ sinh phải đúng, chuẩn. Hơn nữa, việc đun nóng đường và sữa cùng một lúc là không nên, vì như thế sẽ tạo ra những chất có hại cho cơ thể. Sau khi đun nóng sữa, bạn nên để sữa nguội dần tới 40 đến 50 độ C sau đó mới cho đường vào quấy đều.

Không nên cho socola vào sữa

Có phụ huynh cho rằng sữa thuộc thực phẩm có protein cao, socola lại là thực phẩm năng lượng, hai thứ đồng thời sử dụng nhất định rất có lợi. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Sữa là chất lỏng, sau khi thêm socola, chất canxi trong sữa sẽ kết hợp với acid oxalic trong socola gây ra phản ứng hoá học, tạo thành “axit oxalic canxi”, làm cho canxi vốn dĩ có ích lại biến thành chất có hại cho cơ thể.

Nếu con bạn dùng lâu sẽ gây ra thiếu canxi, đi ngoài, phát triển chậm chạp, lông tóc khô xơ, dễ còi xương và tăng thêm nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận.

Không được dùng sữa uống thuốc

Có người cho rằng dùng những thứ có chất dinh dưỡng để uống thuốc nhất định sẽ rất tốt cho cơ thể, thực ra như thế là rất sai lầm.

Sữa sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc ở trong máu thấp hơn nhiều so với uống thuốc bằng nước sôi để nguội.

Dùng sữa uống thuốc càng dễ làm cho bề mặt thuốc hình thành nên màng bao phủ, và làm cho những i-on khoáng chất trong sữa như Ca, Mg gây ra phản ứng hoá học với thuốc, tạo thành những chất không tan trong nước, như thế không những giảm thấp tác dụng của thuốc mà còn có hại cho cơ thể.

Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc khoảng 1-2 tiếng thì không nên uống sữa.

Pha sữa an toàn

Chỉ cần được đun sôi nước sạch đến 100 độ C trong vòng 3 – 5 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 – 50 độ C./.

Sai lầm của mẹ trong cách pha sữa

Đôi khi chính các mẹ không biết mình sai lúc sử dụng bình sữa và pha sữa cho bé.

1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội

Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết. Sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.

Nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh, thông thường nước ấm độ 40 – 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.

2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa

Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.

3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h

Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.

4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình

Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.

5. Pha sữa bằng nước rau

Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa. Vậy làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm

Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa. Vì vậy, sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn. Hơn nữa, là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm.

Một vài câu hỏi liên quan

Tại sao sữa Nhật pha 70 độ?

Hầu hết các loại sữa Nhật trên thị trường đều yêu cầu người dùng pha sữa công thức với nước 70°C. Nhiều mẹ vẫn hay lầm tưởng, nhiệt độ này giúp sữa được hòa tan tốt hơn,… Tuy nhiên, không phải như vậy.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa rất dễ bị thay đổi khi pha nước nhiệt độ cao. Đặc biệt là các loại sữa của Việt Nam, Âu Mỹ,… Các nhà sản xuất chỉ khuyến cáo nhiệt độ nước pha phù hợp từ 40 đến 50°C, đảm bảo dinh dưỡng được bảo toàn sau khi pha.

Người Nhật lại khác, do tính cẩn thận, họ yêu cầu bố mẹ phải pha sữa với nước 70°C là để diệt khuẩn. Thống kê cho thấy, có tới hơn 70% mẹ bỉm Châu Á pha sữa không đạt yêu cầu vệ sinh. Lý do này, khiến hầu như toàn bộ sữa của Nhật phải pha với nước 70 độ.

Tất nhiên, để sản xuất ra loại sữa mà hàm lượng dinh dưỡng ít bị biến động khi pha nước nhiệt độ cao.Hầu hết, các công ty Nhật Bản đã có phương án cụ thể. Mẹ và gia đình hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng.

Biểu hiện của bé khi uống sữa pha sai cách?

Điều dễ nhận thấy nhất khi bố mẹ pha sữa công thức sai cách là bé sẽ khóc. Chính vì thế, khóc rất nhiều vì đói, bởi cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Con luôn trong tình trạng thèm ăn, đòi ăn ở thời gian đầu. Kế đến sẽ xuất hiện tình trạng đại tiện nhiều hơn, rồi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh,… Ảnh hưởng rất lớn tới thể trạng cũng như sức đề kháng của bé.

Vì sao trẻ không thích ti bình?

Bạn có muốn dùng đồ giả không? Tất nhiên câu trả lời là không rồi? Con bạn cũng vậy. Bản năng sinh tồn dậy cho bé cách phân biệt đâu là ti mẹ, đâu là ti giả. Bên cạnh đó, ti giả làm tư cao su, đặc tính lý hóa cũng khác xa ti mẹ. Lý do bé không thích ti bình là đây.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào các chăm sóc con của mỗi gia đình. Bố mẹ hãy rèn cho con ti bình từng ngày, từng ngày một. Con sẽ hợp tác ngay thôi!

Pha sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ml?

Để có đáp án chuẩn pha sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu ml, chúng tôi phân chia ra từng mốc thời gian sau:

Sau sinh 24 giờ đầu

Trong 24 giờ đầu đời, trung bình trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khoảng 8 lần và làm bẩn tã khoảng 3 lần. Bé sẽ bú rất ít trong ngày đầu tiên của cuộc đời (khoảng 15ml) và hầu như chỉ uống sữa non. Điều này là bình thường vì sữa mẹ cũng chỉ về nhiều khoảng 3 ngày sau sinh.

Hơn nữa, sữa non được ví như một loại “siêu thực phẩm” cô đặc, chứa đầy đủ calo và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao bé chỉ cần bú một lượng rất nhỏ trong vài ngày đầu tiên. Mẹ có thể yên tâm vì lúc này chất lượng sữa đóng vai trò quan trọng hơn số lượng.

Em bé sẽ tỉnh táo nhất vào 1 – 2 giờ sau sinh, vì vậy mẹ nên bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu bỏ lỡ giai đoạn tích cực này, bé có thể chìm vào giấc ngủ lâu và muộn hơn. Từ đó, việc thực hành ngậm bầu vú mẹ lần đầu tiên cũng trở nên khó khăn hơn.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Trong tháng đầu tiên, trẻ cần bú 8 – 12 lần mỗi ngày, cách nhau khoảng 2 – 3 giờ mỗi cữ. Tuy nhiên, một số trẻ bú sữa mẹ vẫn có thể bú tối đa 15 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 1,5 giờ. Nếu trẻ sơ sinh không tự thức dậy để bú trong vài tuần đầu tiên, bạn nên đánh thức bé và cho bú đúng giờ.

Trẻ bú sữa mẹ sẽ dành khoảng 10 – 20 phút để mút sữa. Một số bé có thể mân mê bầu ngực của mẹ lâu hơn, bạn cần đảm bảo bé thực sự mút và nuốt sữa trong khoảng thời gian tối thiểu trên.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng là từ 45 – 88 ml (1.5 – 3 ounces) mỗi lần bú. Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa cho trẻ sơ sinh ít nhất đạt 118ml mỗi cữ. Khi đã dần quen với việc bú sữa mẹ, bé cũng sẽ biết cách mút để nhận được nhiều sữa hơn từ bầu ngực. Do đó nhiều mẹ có thể không chú ý rằng con mình lúc này đã bú nhanh hơn trước. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần thiết.

Sữa thừa có để tủ lạnh được không?

Câu trả lời là không? Hãy dùng dụng cụ hâm sữa, bình giữ nhiệt để bảo quản sữa đúng với nhiệt độ sử dụng mà nhà sản xuất khuyến cáo. Sữa hay bất kỳ thực phẩm nào để trong tủ lạnh đều sẽ bị nhiễm khuẩn. Chính vì thế, tuyệt đối không an toàn và thật không tốt cho bé chút nào phải không mẹ?

Bố mẹ cũng cần lưu tâm là thời gian bảo quản từ 2 tới 4 giờ sau khi pha. Đừng vì bất kỳ lý do nào lại cho con sử dụng sữa quá hạn mẹ nhé. Nhiều mẹ thấy tiếc sữa, cố tình cho con uống lại. Theo đó, dẫn đến một số hiêng tượng: ỉa chảy, nôn mửa, bụng khó chịu,… cho bé. Một điều cần đặc biệt lưu ý là không được cho con dùng lại sữa đã sử dụng. Chỉ được phép bảo quản sữa đã pha nhưng bé chưa dùng.

Kết luận:

Vừa rồi, chúng tôi đã giải đáp toàn bộ băn khoăn liên quan đến vấn đề nhiệt độ pha sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp, đúng cách. Mong rằng, các bậc cha mẹ hãy bớt thời gian tham khảo, để có nhiều kiến thức vận dụng vào cách chăm sóc bé. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về cân nặng ,chiều cao lẫn trí tuệ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!!!