Nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, vì thế dễ bị tác động ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Do vậy, cần xác định chính xác nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp. Từ đó, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu, đồng thời tránh xa tình trạng ôm vặt, cảm lạnh.

Trong bài viết hôm nay,minh xin chia sẻ vấn đề này, các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh

1. Nhiệt độ cơ thể của trẻ

Trong thời gian ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sưởi ấm bởi mức nhiệt độ từ 37,5 – 38 độ C từ thân nhiệt của mẹ.

Những tháng đầu khi mới sinh ra, nếu trẻ không được ủ ấm đầy đủ sẽ có nguy cơ bị nhiễm lạnh là rất cao. Đặc biệt nếu trẻ không được sinh đủ tháng, thân nhiệt của cơ thể của trẻ sẽ càng nhạy cảm hơn.

Mức thân nhiệt của trẻ sơ sinh đủ tháng, nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định trong khoảng từ 36,5 – 37,5 độ C. Khi mới sinh ra, trẻ luôn cần được đảm bảo mặc đầy đủ quần áo, mang vớ chân, đeo găng tay, độ mũ và đắp chăn mỏng nhẹ. Do đó, hãy để nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh phù hợp với nhiệt độ cơ thể của bé yêu.

2. Nhiệt độ phòng cho trẻ bao nhiêu là thích hợp?

Nhiệt độ trong phòng cho trẻ

Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên duy trì ở mức 26-28 độ C. Không nên để nhiệt độ lạnh dưới 26 độ C, hạn chế để gió trời, gió quạt, gió điều hòa đến nơi trẻ nằm cũng như đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu, có thể khiến trẻ bị viêm phổi cao.

Nếu nhiệt độ môi trường cao con bạn bị nóng, bé sẽ có nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS); đây là hội chứng thường hay gặp ở những trẻ từ tháng tuổi thứ 2 trở đi và gần 90% các trường hợp đột tử ở trẻ nhỏ xảy ra ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi, và nguy cơ này giảm khi trẻ trên 1 tuổi .

Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ trong phòng an toàn và thích hợp cho trẻ duy trì trên 26 độ C. Độ ẩm cần thiết 40 – 60%.

Nhiệt độ phòng tắm cho trẻ sơ sinh

Để tránh hiện tượng sốc nhiệt cho bé, mẹ nên chú ý đến nhiệt độ phòng tắm cho con, thông thường nhiệt độ phòng tắm khoảng 26 – 35 độ C sẽ an toàn cho bé. Mùa thu hay mùa đông thì đều ở mức từ 35 – 38 độ C là đủ ấm cho bé.

– Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè: Mẹ không tắm cho bé trước quạt, gió. Nếu tắm cho bé trong phòng điều hòa thì không để thấp dưới 27 độ. Thời gian tắm cho bé sơ sinh mùa hè lý tưởng nhất là khung giờ 10h – 10h30p sáng hoặc 15h – 16h chiều. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh chỉ nên từ 10 – 15 phút. Tắm 2 ngày 1 lần hoặc có thể tắm hàng ngày theo sự hướng dẫn của y tá.

– Tắm cho bé sơ sinh vào mùa đông: Mẹ đóng kín các cửa, không để gió lùa khi tắm cho bé.

Chuẩn bị điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm, nước tắm trước. Thời gian tắm cho bé sơ sinh lý tưởng là từ 10h – 10h30 sáng hoặc 13h – 16h chiều. Tắm từ 10 – 11 phút. Một tuần tắm 3-4 lần.

3. Những hiểu biết sai về điều hòa nhiệt độ

Sai lầm dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Trẻ ngủ trong phòng máy lạnh thường dễ bị các bệnh về hô hấp – SAI

Chỉ đúng trong trường hợp viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là do virus hoặc vi khuẩn bị lây từ người này sang người khác mà máy lạnh thì không thể tạo ra những vi sinh vật này được

Hệ thống bảo vệ đường hô hấp sẽ bị suy yếu khi cơ thể bị lanh, đặc biệt đôi với trẻ em có hệ thống bảo vệ chưa hoàn thiện , nên cha mẹ cho trẻ nằm điều hòa đúng cách. Vậy trẻ bị lanh khi nào? Khi nhiệt độ phóng từ 100C trở xuống hoặc vị trí nằm của trẻ ngay dưới máy điều hòa nhiệt độ làm cho trẻ hít phải không khí lạnh từ máy điều hòa 1 cách trực tiếp.

“Sốc nhiệt” – khi đi từ phòng điều hòa ra ngoài thì sự chênh lệch nhiệt độ làm cho trẻ bị ốm – SAI

Trong y khoa không hề có từ “sốc nhiệt”, chỉ có ngất xỉu vì nhiệt độ cao mà thôi.

Tôi có 1 ví dụ đưa ra như sau, tại các trung tâm mua sắm, trung tâm hành chính người ta thường để nhiệt độ thấp hơn so với môi trường bên ngoài vậy thì tất cả mọi người ra vào đều mắc bệnh hết??? Đây là điều vô lý vì sẽ làm giảm khách hàng ở các nơi này.

– Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên bạn nên vệ sinh máy định kỳ vì máy lạnh có thể bám bụi bẩn, gây tăng nguy cơ dị ứng với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao như trẻ bị hen, chàm, viêm mũi dị ứng.

4. Cách điều chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh phù hợp

Nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ là từ 26 – 28 độ bất kể là mùa hè hay mùa đông.

Cách chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh mùa đông

Mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp nên việc điều chỉnh nhiệt độ phòng cho bé là cần thiết.

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông lý tưởng nhất là từ khoảng 25 – 26 độ C, không nên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến bé bị sốt, nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) sẽ khiến bé bị lạnh, nghẹt mũi.

Chỉnh nhiệt độ phòng cho bé sơ sinh mùa đông có thể sử dụng 2 loại là điều hòa nóng và máy sưởi.

*Cách chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh mùa đông bằng điều hòa nóng:

– Bật nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ  sinh từ 25 – 26 độ (độ chênh so với nhiệt độ bên ngoài là khoảng 10 độ, nếu thời tiết thời điểm đó là 15 – 16 độ thì chỉnh nhiệt độ điều hòa nóng ở mức 25 – 26 độ).

– Thời gian bật 2 tiếng một lần, sau đó tắt điều hòa, để thoáng phòng. Cho bé từ từ tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài 10 – 15 phút. Sau đó bật điều hòa làm ấm lại phòng trước rồi từ từ đưa bé vào.

– Thường xuyên vệ sinh điều hòa, vệ sinh phòng để thoáng khí.

– Mẹ không cần để chậu nước hay máy phun hơi nước trong phòng khi dùng điều hòa nón

*Cách chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh mùa đông bằng máy sưởi:

– Chọn máy sưởi phù hợp với diện tích phòng để đảm bảo cấp đủ nhiệt cho phòng ngủ.

– Quạt sưởi để ở 22 – 25 độ là tốt nhất.

– Bật quạt sưởi trước 5 – 10 phút cho ấm đều khắp phòng, khoảng cách an toàn của quạt sưởi

cách người từ 1,5 – 2m. Không bật quạt sưởi quay thẳng vào nơi bé đang nằm.

– Bật quạt sưởi 1 tiếng, sau đó tắt đi, hé mở phòng cho thoáng 15 – 20 phút. Sau đó lại tiếp tục sử dụng quạt sưởi.

Lưu ý: Mẹ không sử dụng than để đốt sưởi trong phòng. Bé ở trong phòng không cần quấn hay mặc quá nhiều áo, chăn ủ dễ khiến trẻ bị quá nóng, toát mồ hôi gây hiện tượng cảm lạnh. Mặc cho bé quần áo bình thường, chất liệu mềm mại, thông thoáng dễ thấm hút mồ hôi.

Cách chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh mùa hè

Nền nhiệt mùa hè dù là miền Bắc, Trung hay Nam thì cũng đều rất cao, gây nóng bức. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho bé từ khoảng 26 – 28 độ C và quần áo mỏng, nhẹ, thông thoáng, thấm hút mồ hôi dễ dàng. Cách chỉnh nhiệt độ phòng mùa hè cho trẻ sơ sinh như sau:

– Bật điều hòa từ 26 – 28 độ C

– Không bật điều hòa thẳng vào người bé, có thể sử dụng 1 chiếc quạt nhỏ cho thoáng phòng, quạt quay hướng khác, không quay vào hướng bé đang nằm.

– Thời gian bật điều hòa không quá 2 – 3 tiếng mỗi lần. Cứ sau 2 – 3 tiếng mẹ tắt điều hòa, để phòng thoáng khí và từ từ đưa bé ra ngoài nhiệt độ thường 10 – 15 phút.

– Thường xuyên vệ sinh điều hòa, vệ sinh phòng ốc, tránh ẩm thấp, thiếu khí, bí khí.

– Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có thể bị khô da, khô mũi nên mẹ cần thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho bé bú nhiều cữ để cấp nước đủ, tránh cho bé bị khô da.

5. Cách xác định trẻ đang nóng hay lạnh và xử lý

Tùy vào từng bé khác nhau và đặc biệt là quần áo, chăn đắp bố mẹ đắp cho bé sơ sinh sẽ có lúc nóng hay lạnh khác nhau. Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh quấn chũn từ 26 – 28 độ thì bố mẹ cần xác định được trẻ đang bị nóng hay lạnh để có những điều chỉnh phù hợp.

Bố mẹ sờ vào phần bụng hay ngực trẻ và xác định:

– Nếu cảm thấy nóng hoặc thấy trẻ đổ mồ hôi thì bỏ bớt lớp áo hoặc chăn ra rồi kiểm tra lại trong vài phút.

– Nếu cảm thấy bé bị lạnh thì nên đắp 1 lớp chăn mỏng cho bé và kiểm tra lại phù hợp sau vài phút.

– Bố mẹ đừng quá lo lắng khi chạm vào thấy chân, tay bé lạnh, đây là hiện tượng bình thường.

– Kiểm tra bé nóng hay lạnh thì sờ vào phần bụng hay ngực trẻ chứ không phải phần chân hay tay.

– Không hạ thấp mức nhiệt độ cho trẻ sơ sinh theo mức cảm nhận nhiệt của người lớn, cơ thể trẻ chưa đủ khả năng để điều chỉnh theo nên rất dễ bị lạnh cóng theo mức chịu nhiệt của người lớn.

– Tránh di chuyển trẻ từ môi trường này sang môi trường khác nhau, tránh cho trẻ bị sốc nhiệt.

– Đảm bảo phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn.

– Mùa hè hay mùa đông khi chỉnh nhiệt độ phòng cho bé rất dễ khiến bé bị mất cân bằng độ ẩm, khô mũi, khô da. Mẹ chú ý nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho bé bú nhiều cữ để tránh mất nước.

6. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm phòng điều hòa hay không?

Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng non nớt của trẻ, và họ thường tìm cách quấn tã và ủ ấm cho bé hết mức có thể. Và đương nhiên, ba mẹ cũng không dám cho bé sơ sinh nằm điều hòa trong những ngày trời nắng nóng, mùa hè.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh và có cân nặng từ 3.5kg trở lên là đã có đủ lượng mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể rồi. Thân nhiệt của bé cũng có thể tự thay đổi để thích nghi với môi trường nên bé hoàn toàn có thể nằm phòng điều hòa như người lớn.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị sinh non, cân nặng dưới 3.5kg thì cha mẹ nên cân nhắc về vấn đề này. Tốt nhất là hãy chăm bé đủ cân nặng và sức khỏe ổn định rồi mới để bé nằm phòng máy lạnh nhé!

Như vậy, các bạn đã có câu câu trả lời trẻ em nằm điều hòa có tốt không? Hãy áp dụng đúng nguyên tắc khi sử dụng điều hòa cho bé an toàn sức khỏe.

7. Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm phòng điều hòa

Bật thêm quạt thông gió

Việc lưu thông không khí sạch và thoáng là điều rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, thế nhưng môi trường điều hòa lại yêu cầu không gian kín. Nếu bạn sử dụng điều hòa, hãy nhớ chuẩn bị thêm quạt thông gió để tạo sự lưu thông trong phòng nhé.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thường xuyên tự vệ sinh máy lạnh hoặc gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh để đảm bảo không khí máy lạnh thổi ra không chứa quá nhiều bụi bẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ.

Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé

Đây là lưu ý sử dụng điều hòa mà cả người lớn và trẻ nhỏ cần chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu quạt gió thổi thẳng vào mặt, mũi và đầu bé có thể gây viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn.

Nếu máy điều hòa lắp trước khi bé sinh ra, bạn nên căn chỉnh vị trí giường và hướng nằm của bé để tránh hướng gió nhé. Đồng thời, bạn nên đặt tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất và chỉnh chế độ quay.

Thời gian cho bé sơ sinh nằm điều hòa

Thông thường, bé chỉ nên nằm tối đa khoảng 2 – 3 tiếng/lần là đủ. Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể tắt điều hòa và mở cửa sổ để không khí tự nhiên được lưu thông trong phòng. Điều này giúp giải phóng không gian ngợp và không khí tồn đọng tốt hơn.

Ngoài ra, sau khi bé đã quen với nhiệt độ thường, bạn nên bế bé ra ngoài “rong chơi” một chút nhé.

Không bật điều hòa liền ngay khi vừa đi ngoài nóng về

Hiện tượng sốc nhiệt cũng có thể gây những hậu quả không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người lớn. Khi bé chơi ở ngoài vào, lúc này mẹ nên lau mồ hôi cho con và để bé ở trong phòng thường khoảng 5 – 10 phút để cơ thể bé thích nghi lại với nhiệt độ thường. Sau đó mới bật máy lạnh và điều chỉnh dần cho phù hợp với thời tiết.

Cung cấp đủ độ ẩm cho trẻ sơ sinh khi nằm phòng điều hòa

Phòng điều hòa mát mẻ là thế, nhưng nó cũng khiến cho cơ thể bé bị khô hơn. Cụ thể là khô da, khô mũi và khô mắt. Mẹ nên chuẩn bị thêm một chai nước muối sinh lý để nhỏ cho bé nhé. Thêm vào đó, nên cho bé bú nhiều lần để bù lại lượng nước đã thoát hơi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa thêm chút kem dưỡng ẩm dành riêng cho baby để làn da bé luôn được ẩm mịn nhất nhé.

Lưu ý khác

Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh thích hợp trong phòng ngủ, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè ở những gia đình có sử dụng máy điều hòa trong phòng ngủ.

Khi để trẻ nằm điều hòa, mẹ không nên để cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với luồng hơi lạnh tỏa ra. Điều này không chỉ khiến bé nhanh chóng bị lạnh mà còn có thể khiến con mắc bệnh. Bạn nên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng khi ngủ.

Một điểm hạn chế của máy điều hòa nhiệt độ là dễ làm cho không khí bị khô. Tình trạng này dễ làm cho niêm mạc trong mũi bé bị khô và có thể gây chảy máu mũi. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng máy điều hòa cho trẻ sơ sinh, mẹ nên kết hợp việc mở cửa sổ, sử dụng quạt thông gió để đảm bảo luân chuyển không khí trong phòng, giữ cho không khí không bị khô và bí. Máy tạo độ ẩm trong phòng là một lựa chọn lý tưởng hơn nhưng khá tốn kém.

Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hòa chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để thông khí kết hợp đón nắng vào phòng bé.

8. 5 Nguyên Tắc Khi Cho Trẻ Nằm Điều Hòa

Trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn non nớt khi nằm phòng điều hòa không đúng cách rất dễ bị viêm họng hoặc viêm phổi. Do đó, 5 mẹo vặt mình chia sẻ với bạn dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích.

Vệ sinh lưới lọc của điều hòa khi mới vào mùa:

Đây là một điều rất nhỏ nhưng rất nhiều các mẹ hay mắc phải. Đó là mới vào mùa hè thì điều hòa để từ năm ngoái chưa vệ sinh gì, chưa chạy xả gì mà đã cho trẻ vào nằm rồi. Rất nguy hiểm, bạn thử tưởng tượng điều hòa từ năm ngoái đến nay đã đóng biết bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn trong lưới lọc. Nếu bật lên thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ và cho chạy xả hơi lạnh trước khi sử dụng.

Người lớn sức đề kháng tốt hơn trẻ em rất nhiều lần, nếu trẻ bị nằm phòng điều hòa mà nhiều bụi bẩn và vi khuẩn như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

Không để quạt gió điều hòa hướng thẳng vị trí của trẻ:

nguyên tắc khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa không thể thiếu, phòng ngủ thông thường điều hòa sẽ được bố chí hướng thẳng đến vị trí giữa giường, mà vị trí đó lại là của trẻ nhỏ nằm. Nếu không để ý thì rất dễ bạn đã để khí lạnh điều hòa hướng thẳng đến vị trí của trẻ khi ngủ.

Một số mẹo bố chí tránh hướng thẳng hơi lạnh điều hòa tới vị trí của bé đó là:

Lắp dàn lạnh lệch xuống phía cuối giường ngủ.

Điều chỉnh cánh quạt tản lạnh của điều hòa hướng xuống dưới góc nhỏ hơn 30 độ hoặc lên trên trần. Giúp hơi lạnh không hướng thẳng trực tiếp vào vị trí trẻ nằm.

Hẹn giờ tắt điều hòa vào ban đêm cho phù hợp.

Quy tắc 3 phút không bao giờ được quên:

Nguyên nhân gây đột tử khi nằm phòng điều hòa chủ yếu là do sốc nhiệt đột ngột. Bạn đang ở ngoài trời nóng 38 – 40 độ mà nhảy vào phòng điều hòa 16 độ đột ngột chắc chắn bạn sẽ cảm thấy choáng váng ngay lập tức, ngược lại ở phòng điều hòa lạnh mà bước ra ngoài nóng bạn cũng bị sốc nhiệt ngay.

Do đó các bác sĩ thường khuyên chúng ta sử dụng điều hòa đúng cách tránh sốc nhiệt là tắt điều hòa 3 phút và mở cửa trước khi bước ra ngoài. Điều đó giúp cơ thể bạn kịp thích nghi với môi trường hạn chế tình trạng sốc nhiệt. Đối với trẻ em còn nhạy cảm hơn nên bạn cần phải nắm rõ nguyên tắc tối quan trọng này.

Duy trì nhiệt độ phù hợp với trẻ:

Người ta thường nói trẻ em thì thân nhiệt sẽ cao hơn người lớn do đó khi bật điều hòa bạn cũng cần chú ý là thân nhiệt trẻ sẽ cao hơn người lớn khoảng 1 độ. Bật điều hòa đủ mát không lạnh quá, cũng không nên nóng quá khiến trẻ bị toát mồ hôi lưng. Dẫn đến lạnh lưng và gây ra bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Theo lời khuyên của bác sĩ thì nhiệt độ phù hợp với trẻ sơ sinh khoảng từ 29 – 32 độ. Còn với trẻ nhũ nhi sẽ khoảng 27 – 30 độ. Trẻ lớn tuổi hơn thì nhiệt độ giảm xuống còn 25 – 27 độ. Người lớn sẽ cảm thấy khá nóng đối với mức độ nhiệt độ này, tuy nhiên với trẻ nhỏ sẽ cảm thấy tốt hơn.

Không để trẻ trong điều hòa 20 – 24 giờ trên ngày:

Khi phòng bật điều hòa sẽ khiến không khí bị tù đọng, không tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Mặc dù công nghệ hiện đại thì điều hòa ngày nay có kháng khuẩn lọc không khí tuy nhiên vẫn không thể bằng không khí tự nhiên được. Do vậy, cách khoảng 3 – 4 giờ bạn có thể mở cửa ra cho không khí tự nhiên vào phòng sẽ tốt cho hệ hô hấp của trẻ.

Đặc biệt bạn để nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách, thế nhưng việc ngồi điều hòa nhiều khiến da bị khô, nhăn nheo bạn cần phải bổ xung độ ẩm cho phòng để tránh hiện tượng này. Thông thường, trong phòng thường xuyên bật điều hòa bạn nên đặt thêm một chiếc máy phun sương hay máy phun độ ẩm.

Như mình cẩn thận hơn nữa trong phòng mình còn có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm, vì nhà có trẻ nhỏ nên mình thường xuyên theo dõi 2 chỉ số này và điều chỉnh điều hòa và máy phun sương cho hợp lý.

Máy phun sương thì rẻ thôi khoảng 200k – 300k bạn đã có thể dùng thoải mái rồi. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Máy phun sương mình dùng: máy phun sương để bàn
  • Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm mình dùng: ẩm kế Beurer

Giải Đáp Một Vài Câu Hỏi Thường Gặp

Với những trẻ sinh ra vào mùa hè oi nóng, việc cho trẻ nằm điều hòa sau khi sinh là điều không thể tránh khỏi

Dưới đây là mình sẽ trả lời các thắc mắc mà các mẹ thường gặp phải đối với trường hợp trẻ nằm điều hòa.

Trẻ bị viêm họng, ho khi nằm điều hòa thì phải làm sao?

Cho trẻ uống nhiều nước lọc, lập tức tăng nhiệt độ trong phòng lên 1 – 2 độ. Nếu không đến mức nóng quá thì bạn có thể bật chế độ điều hòa cao hơn một chút rồi dùng thêm quạt cây tản bớt gió.

Tránh để không khí lạnh hướng vào mặt, cổ của trẻ. Mẹo nhỏ là quấn một chiếc khăn xô nhỏ cho trẻ khi ngủ phòng điều hòa sẽ rất hiệu quả.

Nếu trẻ ho lớn và nhiều bạn có thể dùng chanh đào ngâm mật ong, pha với một chút nước ấm để cho trẻ uống, rất hiệu quả.

Trẻ bị nghẹt mũi khi nằm phòng điều hòa thì xử lý thế nào?

Xịt ngay muối khoáng hay muối biển để mũi trẻ đỡ khô hơn. Nếu không có bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối Natri vào mũi trẻ sẽ làm ẩm khoang mũi của trẻ.

Nếu trẻ khó chịu vì bị nghẹt mũi không thở được thì bạn có thể nhỏ 1 giọt thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.05% thì lập tức thông mũi ngay. Vì đây là thuốc nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của thuốc trước khi dùng. Trẻ nhà mình cũng thường dùng loại này, mình thấy hiệu quả nên giới thiệu tới bạn.

Khi mua bạn nhớ có 2 loại cho người lớn và trẻ em nhé. Thiết kế vỏ ngoài giống hệt nhau nhưng người lớn thì nồng độ là 1%, còn trẻ em thì 0.05% thôi. Bạn nhớ hỏi kỹ quầy thuốc tránh bị mua nhầm. Giá thị trường khoảng 30 – 35 nghìn đồng.

Trẻ bị cảm lạnh, sốt khi nằm phòng điều hòa thì phải làm thế nào?

Mẹo dùng điều hòa cho nhà có trẻ nhỏ, nếu trẻ nằm ngủ phòng trên đệm thường hay bị toát mồ hôi về đêm và rất dễ bị cảm lạnh nếu dính hơi lạnh của điều hòa. Thậm chí nếu nặng có thể trẻ sẽ bị sốt ngay trong đêm. Bạn cần tắt ngay điều hòa và bật quạt cây cho không khí trong phòng được thoáng. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên nếu sốt cao trên 38 độ thì mới dùng thuốc hạ sốt còn không thì để trẻ mặc quần áo thoáng mát và trườm khăn ấm cho trẻ.

Sau 1 ngày mà trẻ không đỡ sốt thì đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán. Đừng có tự mình làm bác sĩ gia đình rồi để con bệnh nặng hơn.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ mấy lạnh được không?

Thời gian bé còn trong bụng mẹ, ảnh hưởng trực tiếp từ thân nhiệt người mẹ, nên bé luôn ở thân nhiệt từ 370C – 37,50C. Vì thế, trong giai đoạn trẻ sơ sinh, cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh, trẻ dễ bị ảnh hưởng mà hạ thân nhiệt hoặc nóng đột ngột. Nền nhiệt cao của mùa hè khiến trẻ dễ bị cảm sốt hoặc mắc các bệnh khác như mẩn ngứa, bệnh hô hấp.

Để ổn định thân nhiệt giúp bé có giấc ngủ con và cảm giác thoải mái, dễ chịu, ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ do trời quá nóng, các mẹ có thể sử dụng máy lạnh trong phòng cho trẻ 2 tháng tuổi.

Để điều hòa ở mức nhiệt bao nhiêu thì phù hợp với trẻ 2 tháng tuổi?

Về vấn đề mức nhiệt bao nhiêu thì phù hợp khi bật điều hòa, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa bệnh viện Bạch Mai thì mỗi trẻ sẽ có mức tiếp nhận nhiệt độ phù hợp khác nhau, vì thế các mẹ phải điều chỉnh tăng hoặc giảm để phù hợp với trẻ nhất.

Với trẻ 2 tháng tuổi nếu bật điều hòa cho trẻ, phụ huynh nên để nền nhiệt 280C – 300C với điều kiện trẻ được mặc đủ quần áo, mang bao tay, tất chân, đội mũ, đắp chăn cẩn thận. Nên nhớ không lấy thân nhiệt và cảm giác của người lớn để đánh giá nhiệt độ như thế đã phù hợp hay chưa, vì cơ thể của bé và chúng ta khác nhau.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ máy lạnh được không và những lưu ý mẹ cần nhớ

Thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao mẹ có thể cho con nằm phòng điều hòa, tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều và sử dụng không đúng cách, tránh những tác hại đến trẻ. Một số tác động không tốt có thể kể đến như: các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm phổi, đau họng; cơ thể mất nước, khô da; sự tấn công của các loài vi khuẩn. Nghiêm trọng hơn, có thể làm khô đường hô hấp; dẫn đến khó thở, sốt, tiêu chảy,…

Vì thế, phụ huynh cần áp dụng nghiêm túc những nguyên tắc và chỉ dẫn sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho bé trong những ngày nóng bức này.

Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi sử dụng máy lạnh cho trẻ 2 tuổi:

Nhiệt độ: lưu ý để cân bằng và điều chỉnh nhiệt độ ở mức lý tưởng nhất, với trẻ 2 tháng tuổi, mẹ nên để mức nhiệt độ từ 280C – 300C và liên tục quan sát phản ứng cơ thể của bé để xem nhiệt độ đã phù hợp hay chưa

Quy tắc 3 phút: mức nền nhiệt giữa trong phòng có máy lạnh và bên ngoài chênh lệch rất lớn, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Vì thế, để tránh bé bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ cần tuân thủ quy tắc 3 phút – mở cửa phòng ít nhất 3 phút, để con làm quen với nhiệt độ bên ngoài trước khi ra ngoài và khi bé ở ngoài về, mẹ lau khô mồ hôi cho bé, cho bé ở nhất 3 phút ở môi trường nhiệt độ bình thường trước khi vào.

Do đó, bên cạnh nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh chuẩn, thì các mẹ cũng nên lưu ý thường xuyên vệ sinh điều hòa thường xuyên, nhất là sử dụng lần đầu sau thời gian không sử dụng để loại bỏ nấm mốc, mầm bệnh, vi khuẩn bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.

Bổ sung nước cho bé: để tránh tình trạng khô da, khô đường hô hấp hay khô mũi khi nằm điều hòa quá nhiều, mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn, bú nhiều hơn cũng như nhỏ thuốc mũi để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Không để hướng gió điều hòa thốc thẳng vào bé: do hệ hô hấp của bé còn nhạy cảm nên không để gió điều hòa thổi thẳng vào người bé để tránh các bệnh hô hấp như viêm mũi, dị ứng đường hô hấp, viêm phế quản, viêm họng,…Tốc độ quạt gió nên để thấp nhất và để chế độ quay.

Hạn chế để đông người vào phòng của bé: do phòng bật máy lạnh thường kín, nên khi nhiều người ra vào không những ảnh hưởng đến tâm trạng của bé mà còn dễ lây lan vi khuẩn, virus cho bé.

Kết luận:

Phía trên là những vấn đề liên quan đến nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp. Hi vọng, sẽ giúp ích cho phụ huynh trong quá trình sử dụng điều hòa cho trẻ sao cho tốt nhất, tránh tình trạng cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Các mẹ hãy áp dụng thật hiệu quả nguyên tắc cũng như vài lưu ý ở trên để bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Chúc bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!!!