Đèo Tà Pao – Đèo Tà Pứa: Cung đường dành cho phượt thủ

Đèo Tà Pao– Đèo Tà Pứa đã ghi dấu biết bao chiến tích của anh em biker khắp Việt Nam. Với những ai đã quá chán với việc chạy đường thẳng, hãy thử qua cảm giác tour vượt đèo vào ngày cuối tuần gần thành phố Hồ Chí Minh tại đèo Tà Pao, đèo Tà Pứa. Cùng theo chân bài viết của Fanhome.vn để phóng tầm mắt ngắm khung cảnh thơ mộng trên chuyến hành trình phượt đèo tại Tà Pao Tà Pứa. 

Đèo Tà Pứa – Địa điểm thơ mộng yên bình

Đây là địa điểm mà bạn có thể tự do ngắm trọn cả Bình Thuận với những đồng lúa chín vàng bát ngát. Đèo Tà Pứa còn được gọi là đèo Bà Sa là một con đèo trên đường tỉnh 713 nằm ở ranh giới xã Mê Pu huyện Đức Linh và xã Đức Phú huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Nơi đây là đoạn đường tỉnh 713 có thể nối với ngã ba đường tỉnh 717 và đường lên Lâm Đồng nối vào quốc lộ 20 tại thị trấn Đạ M’Ri.

đèo tà pao
Đèo Tà Pao – Đèo Tà Pứa: Cung đường dành cho phượt thủ

Trước đây, đèo Tà Pứa có tên là đèo Bà Sa. Đây là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng K’Ho Lạch là “B’Sar”. Đèo được đổi tên sau này theo tên suối Tà Pứa- một trong những con suối chảy lên hướng Bắc đổ vào sông Đạ Huoai thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Trong đó, thác trượt Tà Pứa là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận. 

Những khung cảnh tuyệt đẹp trên cung đường đèo Tà Pao đèo Tà Pứa

Đường đi đến đèo Tà Pứa không khó, bạn có thể dành trọn 2 ngày cuối tuần để khám phá và hòa mình vào cảnh trời thiên nhiên của núi rừng hùng vĩ và tránh xa nhịp sống ồn ào hối hả của thành thị. 

Tận hưởng cung đường đèo

Chạy khoảng 10km trên quốc lộ 20 sau khi đổ vào đèo Bảo Lộc, khi đó sẽ bắt gặp nhà thờ Dambri tọa lạc phía bên tay phải. Sau đó đi tiếp 100m sẽ gặp ngã ba quẹo vào đường tỉnh 713 và rẽ trái vào 717. Chạy thêm 17km là có thể chạm đến đèo Tà Pứa. 

Sau khi đổ đèo Tà Pứa, đi qua một cây cầu nhỏ trên đường sẽ thấy lối mòn nằm phía bên tay phải đi vào một tí sẽ gặp thác Tà Pứa. Nơi đây cách Sài Gòn khoảng 150km. 

Đây là đoạn đường vô cùng thoáng mát với khung cảnh hữu tình. Ta có thể đi ngang cầu treo bắc ngang qua suối. Con suối này thường được dân địa phương đến tắm vào mỗi buổi chiều hoặc đi dạo, câu cá vô cùng thú vị. Hai bên đường vắng vẻ yên tỉnh chỉ có một số người dân tộc và thỉnh thoảng có vài xe lớn đi ngang. 

Những khung cảnh tuyệt đẹp trên cung đường đèo Tà Pao đèo Tà Pứa
Những khung cảnh tuyệt đẹp trên cung đường đèo Tà Pao đèo Tà Pứa

Phóng tầm mắt ngắm cảnh vật trên đèo 

Khung cảnh hai bên đường và trước mắt vô cùng thơ mộng. Khi bắt gặp con suối nhỏ trên dọc đường đi là đâu hiệu chúng ta đã sắp đến đèo. Thông thường người dân sẽ thả vật nuôi dọc hai bên đường để chúng có thể đi kiếm ăn một cách tự nhiên như gà, bò, dê… Thật bình thường nếu trên đoạn đường đang đi thấy một chú dê nằm nghỉ mệt giữa đường hay đang uống nước cạnh bờ suối. Đây chắc chắn là một khung cảnh miền quê yên bình đã bắt gặp đâu đó trong kí ức trẻ thơ. 

Sau khi gần đến đỉnh đèo, ta sẽ bắt gặp một cột mốc “Tà Pao”. Có lẽ vì thế mà một số người gọi đây là đèo Tà Pao. Tuy nhiên, tên gọi thực chất của đèo trên bản đồ hành chính là đèo Tà Pứa. Nếu đứng ngay trên đình đèo, bạn có thể ngắm trọn khung cảnh đồng lúa bất tận tỉnh Bình Thuận. Tiếp tục cuộc hành trình, cung đường zíc-zắc và những cua tay áo đổ dốc cần cần thận. 

Tại nơi đây, bạn sẽ bắt gặp một bên là dãy núi chạy dài xuống đồng bằng và một bên ruộng lúa nối tiếp nối tiếp nhau tạo nên khung cảnh đẹp không thể diễn tả. Khi xuống đèo Tà Pứa, bạn vẫn có thể ngắm trọn hai bên đường chính là những ruộng lúa có thể chiêm ngưỡng quanh năm. Khung cảnh thơ mộng tạo nên cảm giác hòa mình vào trời đất bao la mênh mông bất tận. 

Xem thêm: Top điểm check in du lịch hè 2021 cho những tín đồ mê khám phá

Phóng tầm mắt ngắm cảnh vật trên đèo 
Phóng tầm mắt ngắm cảnh vật trên đèo

Ngắm nhìn thác trên cung đường đèo

Thác Tà Pứa chứa những tảng đá dài bằng phẳng, có tảng dài đến vài chục mét. Dòng nước chảy dịu nhẹ tương đối hiền hòa trong sự yên bình

Thác Tà Pứa là những tảng đá bằng phẳng, dài đến vài chục mét, chênh lệch độ cao không lớn và dòng nước chảy khá hiền hòa trong sự yên tĩnh của núi rừng. Chỉ vào mùa mưa, dòng thác mới ào ào tung bọt. Thời điểm đi chơi thác tuyệt vời nhất nằm trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch.

Khi đó, những mạch nước, con suối nhỏ trên đường vào thác đủ cạn để chạy xe máy qua. Dòng nước của thác cũng đủ đẹp cho trò chơi trượt thác. Vào mùa nước cạn, những tảng đá lớn, dài và tương đối bằng phẳng đủ chỗ để tập kết nhiều xe máy, để dựng lều và còn đủ cả chỗ rộng rãi để ngồi ăn uống, trò chuyện cùng nhau. 

Những dòng nước nhỏ bị chia tách bởi các tảng đá, luồn lách chảy và thỉnh thoảng lại tụ lại với nhau ở một vài hõm nước. Tán cây rừng xanh rì hai bên, buổi tối in lên nền trời những hình thù kỳ dị. Không gian tĩnh lặng.

Nếu như bạn thường di chuyển đến Đà Lạt bằng quốc lộ 20 nhiều lần và muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ mang tính phiêu lưu nhiều hơn thì đoạn đường vượt đèo Tà Pao Tà Pứa là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. 

Nơi đây sẽ đưa bạn trở về một khung cảnh hiền hoà gắn liền với ký ức trong tâm trí. Mỗi khi nhắc đến đèo Tà Pứa bạn sẽ sống dậy một kỉ niệm thú vị tại đất trời Bình Thuận bao la bát ngát.