Ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng mẹ nhàn tanh

Ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, đánh dấu sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn chiều cao và cân nặng. Chính vì thế, khi bé chuẩn bị sắp chuyển sang thời gian này. Các mẹ nhớ chuẩn bị sẵn, lên kế hoạch về thực đơn các món cho trẻ, tránh một số tình trạng dị ứng hay đau bụng nhé.

Dưới đây cũng là những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bỉm sữa có kinh nghiệm, đang nuôi con trong độ tuổi ăn dặm. Hãy tham khảo thêm nhé!!!

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Ăn dặm là gì?

Khi chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé. Đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé nhận được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung thêm những thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,… Việc này được gọi là ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

Độ tuổi lý tưởng để bé ăn dặm

Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều khuyên cha mẹ ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng là mới bắt đầu cho ăn dặm. Kể cả dù trẻ sơ sinh đòi ăn sớm khi được 4 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì:

– Cho bé ăn dặm sớm khiến bé bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ (bao gồm năng lượng, vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển);

– Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và hoàn thiện. 6 tháng tuổi là mốc bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn;

– Các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện việc phối hợp với nhau. Sau 6 tháng tuổi, bé sẽ dễ dàng nuốt thức ăn, giảm nguy cơ bị nghẹn;

– Sữa mẹ cung cấp cho bé tất cả dưỡng chất cần thiết trong 6 tháng đầu tiên nên trước thời điểm này, cha mẹ không cần phải cho con ăn dặm.

Khi nào bạn cần lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng

Hầu hết các bậc cha mẹ không chắc chắn về việc khi nào nên bắt đầu cho con dặm. Khi em bé của bạn đạt đến 5 tháng tuổi, bạn có thể vẫn lo lắng về việc này. Đa số những người có kiến thức đều sẽ khuyên bạn đợi thêm một tháng nữa để bắt đầu chế độ ăn dặm cho con, trong khi một số người sẽ đề nghị bạn cho con bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 5.

Các bác sĩ nhi khoa đề nghị nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cho đến 6 tháng tuổi rồi mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, không có quy tắc nào mà bạn cần nhất nhất tuân theo. Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể cho con ăn dặm từ tháng thứ 5, miễn là con bạn có một số biểu hiện dưới đây:

Con bạn dường như không hài lòng sau khi bú sữa và yêu cầu nhiều hơn để vượt qua cơn đói.

  • Bé kiểm soát đầu tốt và có thể ngồi không cần hỗ trợ.
  • Bé đã mất phản xạ đẩy lưỡi và dễ dàng mở miệng lấy thìa.
  • Bé nhìn vào đĩa của bạn vì tò mò và biểu thị qua ánh mắt rằng bé cũng muốn ăn.

Nếu em bé của bạn thể hiện những đặc điểm này, bé chắc chắn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn cung cấp đủ sữa mẹ cho bé và ăn dặm chỉ là ăn thêm mà thôi. Sữa mẹ vẫn nên là thành phần chính trong chế độ ăn của trẻ cho đến khi 6 tháng tuổi.

Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng  đơn giản

Dưới đây là nhật kí Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng của Bảo Anh được chị Huyện ghi lại làm kỉ niệm cho con sau này. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Ngày 1

Ngày đầu tiên bé yêu ăn dặm: Cháo rây

Trộm vía em rất hợp tác và thích thú

Măm măm được 5 thìa xíu xíu nè!

Cách làm cháo 1:10 rất đơn giản. 1 thìa gạo 10 thìa nước cho vào bát thủy tinh rồi nấu chung với nồi cơm điện gia đình, cơm chín là cháo chín.

Ngày 2

Cháo rây 1:10

1 thìa gạo 10 thìa nước cho vào bát cơm nấu chung với nồi cơm gia đình. Cơm chín gạo chín. Nhanh gọn lẹ.

Ngày 3

Bông mải ngủ, mẹ gọi mãi mà cứ bơ thành ra lại ăn xế chiều. Mà không thể bỏ bữa được chứ thế nên là cũng cho em nhấm nháp vài thìa cho quen bữa. Cũng may là em không từ chối.

Món cà rốt nghiền mới lạ ngọt ngọt thơm thơm, em thích lắm. Cứ tích cực ăn rau củ cho khỏe đẹp nha baby!

Ngày 4

Mẹ dậy sớm sắp đồ căn đúng giờ rồi bày biện lên mời Bông ăn. Quay qua quay lại thấy ngủ lăn quay cứ như kiểu có thù với giờ ăn ấy, ngày nào cũng ăn trong tình trạng ngái ngủ.

Em bé thích cháo trộn cà rốt không thích dashi cho lắm, đút dashi là phun phì phì, cứ phải trộn với cà rốt hoặc cháo mới chịu nuốt cơ.

Thôi thì có tiến bộ trong việc ăn được nhiều hơn 1 xíu.

Ngày 5

Cháo khoai lang dashi. Bông thích cháo rây và các rau củ vị ngọt. Mẹ đút Bông há, hết nửa bát vì mẹ phải hãm lại không cho ăn nữa, bởi dưới 1 tuổi sữa mẹ vẫn là chính em nhé!

Cháo khoai lang rất đơn giản

– Nấu cháo 1:10 rây 2 lần

– Khoai lang hấp nghiền mịn.

– Trộn cháo vào khoai

– Nếu cháo nguội thì hâm ấm lại.

– Hoàn thành.

Ngày 6

Nay nhà có việc nên bắt Bông dậy sớm ăn sớm, thanh niên ăn được vài thìa thì cáu ngủ, thế là dừng bữa ăn. Tuy nhiên em vẫn có thái độ hợp tác chứ không từ chối những thìa mẹ đút. Vậy là ngoan rồi em nhỉ?

Ngày 7

Cháo yến mạch tốt cho sức khỏe.

– Yến mạch ngâm 30p rửa sạch 2 lần.

– Nửa quả chuối tây cắt nhỏ.

– Cho yến mạch và chuối vào máy xay với 50ml nước sôi, xay nhuyễn là hoàn thành. Mẹ nào kĩ hơn thì cho lên bếp đun 1-2p lửa vừa.

Ngày 8

Nay rút kinh nghiệm đợi Bông ngủ thêm giấc nữa 11h dậy tỉnh táo ăn tốt hơn.

Ngày 9

Hôm nay Bông cáu gắt hơn mọi hôm làm chậm mất giờ ăn. Cháo khoai lạnh súp lơ xanh có vị ngọt Bông thích lắm, cứ nuốt rồi lại há.

Cách làm:

Cháo 1:10 rây, khoai lang súp lơ hấp rồi nghiền nhuyễn. Trộn lại rồi cho vào nồi cơm hấp hoặc cho lên bếp đun lửa nhỏ là hoàn thành.

Ngày 10

Bông đã có ý thức về việc nhai nuốt.

Hôm nay mẹ giới thiệu 3 món mới cho Bông thử, nhìn thì nhiều chứ mẹ cho Bông ăn có xíu thôi. Ăn thòm thèm mới ngon con nhỉ!

Món nào Bông cũng thích! Em cứ mãi ăn ngoan như vậy nhé!

Ngày 11

Là ngày ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng đã áp dụng thành công cho bé.

Bữa nay ăn soup cho dễ tiêu.

Cách làm:

– Nấu cháo 1:10

– Ngô ngọt khoai lang hấp, xay mịn.

Ngày 12

Dạo này õng ẹo lắm nên mẹ cho ăn soup cho nhanh nhẩu.

– Soup carot đỗ đũa.

– Cà rốt đỗ đũa hấp chín xay nhuyễn lọc bỏ xơ (nếu có)

– Cháo rây 1:10 xay mịn…

Ngày 13

Quay lại với cháo rây lợn cợn

Không mịn như bột nhưng em măm nhanh hơn ăn bột

Cháo khoai lang cải thảo

Cháo 1:10 rây 2 lần…

Ngày 14

Hôm nay, Bông được thử cải bó xôi và cháo bánh mỳ sữa.

Trộm vía em bé thích cả 2 món.

Ngày 15

Hôm nay, Bông không ngủ giấc sáng nên mẹ lười không nấu cháo nữa, cho ăn bột cho giống em bé.

Ngày 16

– Cháo cải bó xôi mix ngô ngọt

– Định cho ăn riêng mà mẹ bận quá cho mix luôn

Ngày 17

– Cháo yến mạch 1:10

– Khoai lang nghiền

– Tráng miệng xoài nghiền

Ngày 18

Vẫn cải bó xôi em bé nhé!

Ngày 19

Hôm nay Bông có nguyên bộ đồ mới.

Nay mẹ bận chốt đơn, mẹ cho Bông ăn soup cho nhanh vì không có thời gian ngồi rây cháo cho con.

Ngày 20

Ăn được vài thìa thì cáu ngủ um xùm lên thế là dừng bữa. Cô bé cuồng sữa mẹ buồn ngủ là sữa chứ không chịu ăn. Thôi được cái đã biết hút nước an ủi mẹ.

Ngày 21

Hôm nay, mẹ chẳng khéo tẹo nào, nhỡ tay cho nhiều chùm ngây quá thành ra hăng làm em bé của mẹ ăn được có vài miếng là từ chối liền.

Ngày 22

Ăn được vài miếng đầu vui vẻ rồi hét ầm lên đòi bế ra, bà bế ra ngoài đông vui quá quên cả nhiệm vụ. Chơi chán rồi mẹ bế vào phòng đóng cửa lại ăn bình thường. Mải chơi là nhịn. Lần sau không có chuyện vừa ăn vừa chơi đâu nhé! Hôm nay mẹ Bông chót hiền quá thôi!

Ngày 23

Hôm nay, Bông ăn ít cơ mà chất lượng.

Ngày 24

Nhanh gọn lẹ cho 1 ngày nắng nóng. Ngồi ăn cháo như sếp.

Ngày 25

Bữa đạm đầu tiên của Bông

Đừng ai thắc mắc chưa đủ 6m sao ăn đạm nha. Tính theo số ngày thì Bông đủ 180 ngày rồi mà.

Ngày 26

Cháo yến mạch táo mix phomai.

Day 27

Cháo gạo lứt cải ngọt phomai rắc.

Ngày 28

Bố ốm nên mẹ phải tẩm bổ cho Bông để bố còn ăn ké.

Đúng là kẻ nghiện phomai. Có tí mùi phomai là tự động há không phải nhắc.

Ngày 29

Hơi ấm đầu mà vẫn ăn ngoan. Yêu em của mẹ lắm!

Ngày 30

Cháo mùng tơi khoai lang mix quinoa 3 màu (Quên không note trong ảnh). Hôm nay, buổi đầu Bông ăn cháo 1:7 đặc mà thơm.

Dashi cá bào tảo bẹ thơm nức mũi.

Đậu hũ non yến mạch sốt ngô ngọt là món yêu thích nhất của Bông. Em chén hết nửa con cá ngon lành.

Nguyên liệu: 50g yến mạch,125ml nước (tỉ lệ 1:2,5)

Cách làm: 50g yến mạch ngâm 30p rửa sạch 2 lần. Xay với 125ml nước rồi lọc bỏ bã. Đun trên lửa nhỏ đến khi sệt lại là được. Đổ ra khuôn để ngăn mát tủ lạnh 2-3 giờ. Dùng trong 2 ngày bảo quản ngăn mát.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng theo kiểu của Nhật

Bên cạnh thực đơn 30 ngày ở trên, Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia có cách nuôi dạy trẻ khá tốt. Vì thế, chúng tôi gợi ý thêm các mẹ bỉm sữa về thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu Nhật, bao gồm:

Những thông số cơ bản ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng kiểu Nhật

Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng; 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng

  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.

Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này

  • Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ
  • Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi
  • Vitamin: cà rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi cho trẻ

Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.

  • Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.
  • Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.
  • Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3

Một số món ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi để mẹ tham khảo

1. Cà rốt nghiền (thời gian thực hiện: 2 phút)

– Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê

– Cách làm:Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhấ

2. Cháo bắp / Cháo ngô ngọt (5 phút)

– Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

– Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.

3. Súp bánh mỳ sữa (5 phút)

– Nguyên liệu: Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát

– Cách làm: Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.

Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được

4. Cháo đậu cô ve (10 phút)

– Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

– Cách làm: (1) Đậu rửa sạch, chần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

5. Cháo rau chân vịt (2 phút)

– Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

– Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Súp khoai tây sữa (10 phút)

úp khoai tây sữa là món không thể bỏ qua khi thực hành ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng cho bé

– Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

– Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp. Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Thực đơn bữa phụ cho bé 5-6 tháng tuổi

1.BÁNH FLAn TỪ SỮA MẸ

Bên cạnh thực đơn chính ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng, các mẹ nên kết hợp cả bữa ăn phụ. Bánh flan từ sữa mẹ được xem là món ăn bổ dưỡng cho các bé vào độ tuổi ăn dặm từ 5 đến 6 tháng tuổi, với 20 phút mỗi ngày mẹ có thể cung cấp đủ cho bé những dưỡng chất cần thiết như chất béo, vitamin, kẽm… có trong lòng đỏ trứng gà và nguồn sữa mẹ.

Khi bắt đầu thực hiện món bánh flan cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý cho con tập làm quen với những loại thực phẩm như bột sữa, bột có vị ngọt, thức ăn mềm hoặc tập làm quen với một số loại rau, củ… Tốt nhất mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm như: Ngũ cốc bổ sung sắt, thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh, đu đủ, chuối… đặc biệt là trứng.

Trứng được xem là loại thực phẩm dễ hấp thụ ở trẻ nhỏ trong thời điểm ăn dặm khi bé đạt 6 – 9 tháng tuổi, với nguồn thực phẩm này bé có thể hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết như Vitamin A, B, E, D, K sắt, protein, carotin. Ngoài ra trong trứng còn có chất Choline giữ vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của não bộ và tim mạch ở trẻ. Trứng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như chiên ít dầu, hấp, cháo trứng…

Nguyên liệu làm bánh flan sữa mẹ

  • 150 ml sữa mẹ
  • 3 lòng đỏ trứng
  • Nồi nấu, nồi hấp bánh
  • Hũ đựng bánh (có thể sử dụng hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa đều được)
  • Rây

Cách làm bánh flan từ sữa me cho bé ăn dặm

Bước 1: Sữa mẹ đun trên bếp cho sôi lăn tăn ở mép nồi, đạt 80 độ C là được, thực chất sữa mẹ đun sôi nhẹ như vậy là để thanh trùng sữa và để giảm bớt mùi hôi.

Đồng thời khi mẹ cho sữa vào cùng với trứng sẽ hạn chế được mùi tanh. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không đun sữa quá sôi vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Bước 2: Trứng tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng (Vào thời điểm ăn dặm, lòng trắng trứng có thể khiến bé khó tiêu hóa, đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể sử dụng 3 lòng đỏ 1 lòng trắng).

Bước 3: Thực hiện đổ sữa mẹ đã đun ấm vào lòng đỏ trứng đã đánh tan để tạo thành hỗn hợp. Lưu ý đánh đều tay và đánh cùng chiều tương tự như bước 2.

Bước 4: Dùng rây lọc hỗn hợp trứng và sữa để thu được hỗn hợp mịn đều.

Bước 5: Chia hỗn hợp vào các hũ đựng, nếu thấy có bọt nhiều có thể để khoảng 5 phút cho bớt bọt rồi mới để vào hấp. Nếu có bọt trong bánh sẽ làm bánh bị rỗ, không đẹp mắt.

Bước 6: Đậy nắp hũ đựng, xếp vào nồi hấp. Phủ một chiếc khăn xô lên mặt hũ để tránh nước lọt vào bánh. Để lửa nhỏ để nước sôi lăn tăn, không để lửa quá lớn sẽ là bánh bị rỗ bên trong. Bánh hấp khoảng 15 phút là chín, để kiểm tra bánh đã chín hay chưa mẹ có thể sử dụng tăm sạch cắm bào bánh, nếu rút lên không có bám dính là được.

2.BÁNH KHOAI DẺO

Nguyên liệu làm bánh khoai dẻo cho bữa phụ của bé:

– Khoai lang

– Bột năng hoặc bột ngô (một lượng nhỏ)

– Hạt chia hoặc mè đen (không có cũng được)

Cách làm bánh khoai dẻo :

– Khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn.

– Cho bột năng vào nhào thật đều và nhuyễn.

– Nặn hoặc cho vào khuôn tạo hình bánh, rắc chia hoặc mè đen lên trên bánh.

– Cho vào nồi hấp 5 phút

3.SỮA BÍ ĐỎ HẠT SEN

bữa phụ cho be 5 – 6 tháng tuổi khá nhiều chất dinh dưỡng, các mẹ nên học ngay.

Nguyên Liệu làm sữa bí đỏ hạt sen cho bé ăn bữa phụ bổ dưỡng

  • 50 gr bí đỏ
  • hạt sen tươi(khô)
  • lá dứa
  • nước

cách làm sữa bí đỏ hạt sen cho bé ăn dặm

  • Rửa sạch bí đỏ, hạt sen ngâm trước khi nấu 1.5h-2h
  • Xay sống hạt sen, bí đỏ với nước. Lọc bã.
  • Nấu phần sữa hạt trên bếp với lửa nhỏ 30’-45’ cho hết mùi bí nồng

Muốn thơm ngon hơn các mẹ nhớ rửa sạch lá dứa buộc gọn lại rồi thả vào nồi sữa. Gần bắc sữa ra thì vớt lá dứa ra bỏ đi

4.BÁNH FLAN BÍ NGÔ + PHÔ MAI

Nguyên liệu cho món flan bí đỏ phô mai:

– 1 miếng bí ngô (bí ngô mua quả càng già càng ngọt, càng nhiều chất)

– 1 viên phomai

– 50-60 sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 1 lòng đỏ trứng gà

Cách làm bánh flan bí đỏ phomai:

– 1 miếng bí ngố hấp chín, nghiền nhuyễn.

– Phomai nghiền nhuyễn.

– Cho bí ngô + phomai + 50-60ml sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều (1).

– Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp (1) đánh từ từ cho hòa vào nhau.

– Lọc hỗn hợp qua rây 2-3 lần cho mịn.

– Đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm kín miệng, hấp 20 phút (hoặc cho vào nồi cơm khi cơm vừa chín nhảy nút vàng hấp 20 phút. Nếu hấp nồi cơm, các mom có thể đóng nắp hay mở nắp tùy ý).

– Để nguội, đậy nắp bảo quản lạnh 2-3 ngày.

5.BÁNH KEM TRỨNG SỮA CUSTAR CHUỐI

Món này là món dành cho các bé chậm lên cân, mới ốm dậy…

Các mẹ thử cùng làm cho con nhà mình nhé !!!

  • Món này làm xong sử dụng trong 48h
  • Không ăn quá 3 ngày/tuần

Nguyên Liệu cho món kem trứng sữa custar chuối

  • Sữa mẹ/sữa công thức/ sữa tươi cho bé trên 1 tuổi
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 20 gr bột bắp
  • 2 quả chuối chín

cách làm bánh kem trứng sữa custar chuối cho bé yêu

Lòng đỏ trứng đánh tan cùng bột bắp, ta có hỗn bợp sền sệt

Cho sữa mẹ or sữa tươi vào nồi đun lên cho sôi lăn tăn nhiệt độ tầm 40 độ, với sữa công thức thì ko cần thiết vì khi pha sữa ta đã có nhiệt độ cần thiết.

Đổ sữa vào hỗn hợp bột và trứng, LƯU Ý K LÀM NGƯỢC LẠI, dùng phới khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ, đặt lên bếp khuấy đều tay cho bột và trứng chín kỹ.

6. BÁNH FLAN YẾN MẠCH

Nguyên liệu để làm bánh flan yến mạch :

– 1 thìa ăn cơm yến mạch

– 50ml sữa công thức hoặc sữa mẹ

– 1 lòng đỏ trứng gà

Cách làm bánh flan yến mạch:

– Yến mạch ngâm nước tầm 30 phút, bỏ nước ngâm.

– Yến mạch + sữa cho vào cối xay nhuyễn, lọc qua rây (1)

– Cho lòng đỏ trứng gà vào (1) khuấy đều, lọc qua rây 1 lần nữa, đổ vào hũ thủy tinh.

– Dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc bọc kín. Cho vào hấp cách thủy 20 phút.

– Dùng tăm chọc thử vào thành phẩm. Tăm không ướt có nghĩa là bánh đã chín.

8. KEM BƠ TRỨNG SỮA – KEM CUSTARD BƠ CHO BÉ TĂNG CÂN

Nguyên liệu :

– 1 lòng đỏ trứng gà

– 1 thìa cafe bột ngô

– 65ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– 1 miếng quả bơ

Cách làm:

– Lòng đỏ trứng gà + bột ngô khuấy đều cho quyện vào vào nhau (1)

– Bơ rây mịn

– Sữa cho lên bếp đun nóng (không đun sôi). Cho hỗn hợp (1) vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt sệt. Tắt bếp.

– Đổ bơ đã rây vào đảo thật nhanh và đều cho hỗn hợp đồng nhất.

– Cho vào hũ thủy tinh để nguội. Cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 48h. Khi ăn bỏ ra nguội, không cần đun lại.

LƯU Ý: Khi đun trên bếp, các mom để lửa liu riu. Tuyệt đối không đun sôi sữa (tránh việc sữa bị mất chất). 1 tuần ăn 2-3 lần.

8. KEM TRỨNG SỮA

Nguyên liệu làm món kem trứng sữa cho bé yêu ăn bữa phụ:

– 1 lòng đỏ trứng gà

– 1 thìa cafe bột ngô

– 65ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm kem trứng sữa cho bé:

– Lòng đỏ trứng gà + bột ngô khuấy đều cho quyện vào vào nhau (1)

– Sữa cho lên bếp đun nóng (không được đun sôi) -> Cho sữa vào hỗn hợp (1) vào khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt sệt (lửa liu riu)

– Cho vào hũ thủy tinh để nguội. Cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản được 48h. Khi ăn bỏ ra nguội, không cần đun lại.

9. BÁNH FLAN VỊ TÁO

Cách làm bánh flan vị táo thơm ngon bổ dưỡng cho bé :

– Cho 1 miếng táo + 50-60ml sữa công thức hoặc sữa mẹ vào cối xay nhuyễn (1)

– Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp (1) đánh từ từ cho hòa vào nhau.

– Lọc hỗn hợp qua rây 2-3 lần cho mịn.

– Đổ vào hũ thủy tinh, bọc giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm kín miệng, hấp 20 phút (hoặc cho vào nồi cơm khi cơm vừa chín nhảy nút vàng hấp 20p. Nếu hấp nồi cơm, các mom có thể đóng nắp hay mở nắp tùy ý)

– Để nguội, đậy nắp bảo quản lạnh 2-3 ngày.

10. SỮA CHUA PHÔ MAI

Bên cạnh việc ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng, các mẹ cũng nên kết hợp thêm bữa ăn phụ như sữa chua phô mai vừa đơn giản vừa dễ ăn.

Cách làm:

– 200ml sữa mẹ đun đến tầm 80 độ (không đun sôi) rồi để nguội xuống 60 độ. Hoặc sữa công thức pha đúng tỉ lệ (vừa pha xong là tầm 60 độ) + có thể cho thêm 2-3 viên phomai vào đánh tan (1)

– 1 hộp sữa chua men đã để nguội đổ vào (1) khuấy đều nhẹ tay.

– Lọc qua rây, đổ vào hũ thủy tinh

– Ủ trong vòng 8-12h

Nếu ủ bằng nồi cơm điện :

– Xếp hũ thủy tinh vào lòng nồi. Đổ nước ấm sao cho lượng nước cao bằng lượng sữa trong hũ.

– Đóng nắp nồi cơm ủ tầm 6h. Nếu muốn nhanh hoặc trời lạnh, 2g/ lần: cắm điện, bật chế độ “keep warm” khoảng 15 phút rồi lại rút điện nồi cơm ra.

11. BÁNH CHUỐI MIX CHIA cho ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng

Nguyên liệu:

– 1 quả chuối chín

– 5 thìa cafe bột mì

– 2 thìa cafe bột ngô

– 1gr bột nở

– Hạt chia

Cách làm:

– Trộn đều: Bột mì + bột ngô + bột nở + chia trong 1 tô lớn (1)

– Rây chuối vào (1), các mom không rây thì có thể nghiền.

– Trộn thật đều cho thêm 1 chút nước (mom nào có cốt dừa cho vào thì sẽ rất thơm ngon) để có 1 hỗn hợp sánh sệt.

– Đỗ hỗn hợp vào khuôn hấp cách thủy (hoặc hấp vào xửng hấp đều được) tầm 40-45 phút.

3 Cách nấu cháo rây ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng phổ biến

Chúng ta hãy cũng nhau bắt tay vào tìm hiểu cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng ăn dặm ngay thôi ạ.

Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm từ gạo

Đây là cách nấu phổ biến nhất. Thông thường bé chỉ cần ăn cháo rây trong giai đoạn từ 5 – 6 tháng với tỉ lệ 1: 10 (1 gạo và 10 nước).

Cách nấu

Mẹ nên ngâm gạo trước khi nấu cháo cho bé từ tối hôm trước để gạo nềm, cháo sẽ ngon hơn. Sau đó mang gạo đi vo qua lại 1 lần nữa rồi cho vào nồi theo đúng tỉ lệ.

Cho nồi lên bếp, đun nhỏ lửa trong khoảng 40 – 45 phút rồi tắt bếp. Ủ cháo trong nồi thêm 15 phút nữa để cháo mềm nhừ, thơm hơn.

Cho phần cháo chín ra bát (đủ theo lượng ăn của trẻ), thêm 1 chút nước dashi để cháo không bị quá đặc rồi cho lên rây để rây. Trong những ngày đầu mẹ nên rây cháo 2 lần để bé có thể ăn được.

Kiểm tra độ thô: Cháo chín mềm, nhừ có thế nghiền nát bằng 2 đầu ngón tay, khi cho cháo qua rây mẹ chỉ cần dùng thìa miết nhẹ là được.

Cách nấu cháo rây ăn dặm cho bé 5 tháng từ cơm

Để tiết kiệm thời gian, công sức nhiều mẹ đã sáng tạo ra cách nấu cháo từ cơm. Tuy nhiên, cháo nấu từ cơm có thể bị sai lệch 1 chút về tỉ lệ, độ thơm ngon và độ kết dính có thể kém hơn so với cháo nấu từ gạo đó mẹ nhé.

Cách thực hiện

Mẹ cho cơm và nước theo tỉ lệ 1 cơm: 5 nước vào nồi. Đun sôi tới khi cơm mềm và nhuyễn, đảm bảo độ thô như Pinkspoon đã hướng dẫn mẹ ở phần trên. Rồi cho cháo đi rây. Cách rây tương tự như khi mẹ nấu cháo bằng gạo mẹ nhé.

Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm từ bánh mì

Bánh mì cũng là một trong những loại thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc mà mẹ có thể dùng để nấu cháo cho con.

Cách thực hiện

Bánh mì mẹ cắt bỏ phần vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi cùng với nước lọc hoặc nước dashi theo tỉ lệ 1 bánh mì: 5 nước.

Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 1 – 2 phút.

Kết luận:

Mong rằng, với chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia dinh dưỡng và mẹ bỉm sữa ở trên về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 thán. Giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc bé ngay giai đoạn đầu đời. Từ đó, trẻ hay ăn chóng nhớn, khỏe mạnh, đặc biệt hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết. Chúc các mẹ sớm thành công trong việc nuôi dạy bé!!!